Đừng cho những thực phẩm này vào lò vi sóng kẻo hối hận không kịp vì "rước bệnh"

Có những thực phẩm bạn chớ dại để làm nóng bằng lò vi sóng bởi chúng có thể gây bệnh

Sử dụng để làm nóng lại thức ăn tưởng chừng như đơn giản. Thế nhưng, có những thực phẩm bạn chớ dại để làm nóng bằng lò vi sóng bởi chúng có thể gây bệnh, khiến bạn rước độc vào cơ thể.

Trứng

Đừng quá vội vã làm theo những lời chỉ dẫn chế biến món ăn từ trứng bằng lò vi sóng mà quên mất một lưu ý nhỏ mà quan trọng: Không làm nóng trứng còn nguyên trực tiếp bằng lò vi sóng. Luôn nhớ rằng phải đập trứng ra để trong bát, hoặc cho vào một bát nước để luộc dần.

Bởi bên trong trứng có lòng đỏ và lòng trắng chứa rất nhiều phân tử nước, và khi bạn để trực tiếp một quả trong lò vi sóng, sóng tác động vào các phân tử nước đó sẽ làm nóng trứng từ trong ra ngoài, còn vỏ trứng thì ít chịu tác động. Do vậy, rất dễ xảy ra hiện tượng nổ trứng vì áp suất bên trong vỏ chênh lệch, và với nhiệt độ khi lòng trứng chín thì hoàn toàn có thể làm bỏng hoặc mù nếu như bắn vào mắt bạn khi đang cầm ở gần.

Sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn kháng thể mạnh mẽ và nguồn dưỡng chất vô cùng quan trọng cho trẻ. Hâm nóng sữa trong lò vi sóng, dù là trên nhiệt độ cao hoặc thấp đã được chứng minh là tiêu diệt những dưỡng chất có lợi, phá hủy các chất tăng cường miễn dịch.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lò vi sóng hâm nóng sữa và thức ăn cho trẻ không đều, dẫn đến một số "điểm nóng" có thể làm bỏng miệng và cổ họng của trẻ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

Do đó theo chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn có em bé, tránh hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng mà hãy dùng máy hâm sữa hoặc một cốc nước nóng để hâm nóng sữa cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Thịt gà

Khi làm nóng lại thịt gà sẽ khiến protein trong gà thay đổi, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

Vì thế nếu thịt gà để thừa vào hôm sau, thay vì hâm nóng lại, bạn hãy chấp nhận ăn lạnh hoặc chế biến kèm với các loại thực phẩm khác.

Khoai tây

Khoai tây có thể gây ngộ độc thực phẩm khi được hâm nóng nếu chúng được để nguội ở nhiệt độ phòng sau khi được nấu chín lần đầu tiên.

Vì vậy tốt nhất là để khoai tây trong tủ lạnh ngay sau khi nấu chín nếu bạn chưa muốn ăn ngay. Nếu bạn hâm nóng khoai tây trong lò vi sóng sau khi lấy ra từ tủ lạnh thì sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sức khỏe.

Với khoai tây nghiền hoặc khoai tây chiên, nên ăn ngay sau khi nấu còn với khoai tây luộc còn sót lại, bạn có thể cho chúng vào món salad.

Củ cải trắng

Các chuyên gia cho rằng, củ cải trắng là một trong những loại rau lành mạnh nhất mà mỗi người nên ăn ít nhất 1 lần/tuần. Tuy nhiên, khi củ cải được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ chuyển sang trạng thái axit hóa có thể ảnh hưởng đến ruột non, gây đau bụng.

Trái cây đông lạnh

Tưởng chừng ít người cho trái cây vào lò vi sóng nhưng thực tế vẫn có. Đó là khi bạn muốn rã đông một loại quả nào đấy từ ngăn tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng với mức nhiệt mà mình chọn, vì nếu quá đà sẽ đủ để khiến một số loại quả mọng như nho cũng có thể... nổ như trường hợp với trứng, hoặc các đồ hoa quả sấy khô thì rất dễ dàng cháy khét.

Những nghiên cứu từ cuối những năm 70 cho thấy rã đông trái cây trong lò vi sóng làm chuyển đổi glucoside và galactaside (tên 2 loại đường trong trái cây) có lợi trong quả thành các chất gây ung thư.

Thêm một lưu ý đơn giản là trái cây sau khi cho vào lò vi sóng có xu hướng co lại, nhăn nheo và mất đi hương vị ngon lành của nó.


Thay vì rã đông trái cây bằng lò vi sóng, tốt hơn là bạn lựa chọn rã đông bằng cách đặt vào ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc đơn giản là ở nhiệt độ phòng.

Nấm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nấm không phải là loại thực phẩm có thể hâm nóng. Nấm có thể gây khó chịu cho dạ dày khi hâm nóng lại do các vi chất dinh dưỡng trong chúng, vì vậy bạn tốt nhất nên tiêu thụ hết lượng nấm ngay sau khi nấu chín. Vi khuẩn cũng có thể phát triển trên nấm nếu chúng được để nguội ở nhiệt độ phòng.

Củ dền

Một trong những thực phẩm không nên nấu hay hâm nóng lại là củ dền, loại rau màu đỏ ngon ngọt này chứa sắt, magiê, canxi và một phần của nitrat cao. Khi được nấu, hâm lại, nó có thể làm sản sinh các tế bào gây ung thư trong cơ thể.

Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Bông cải xanh được coi là một siêu thực phẩm nhờ nhiều dưỡng chất quý giá đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bông cải xanh đã bị phát hiện mất đến 97% chất chống oxy hóa có lợi khi được chế biến bằng lò vi sóng.

Cách vệ sinh lò vi sóng để đảm bảo sức khỏe

1. Dùng giấm trắng

- Để làm sạch lò vi sóng nhanh chóng và đơn giản, bạn lấy nửa tô nước, rồi thêm một muỗng canh giấm trắng vào tô rồi đặt tô vào lò vi sóng.

- Bật lò vận hành trong 5 phút, nếu lò vi sóng nhà bạn có công suất cao thì chỉnh thời gian ngắn hơn, tầm 2 - 3 phút.

- Khi dung dịch giấm trắng bốc hơi lên sẽ làm bong các vết bẩn cứng đầu trong lò. Chờ hết thời gian cài đặt, bạn tắt lò, lấy tô giấm ra rồi dùng giẻ lau chùi bên trong khoang lò.

2. Dùng chanh

- Cắt nửa quả chanh rồi đặt úp mặt xuống trên 1 chiếc đĩa, đổ thêm một muỗng canh nước vào đĩa, sau đó đặt đĩa chanh vào lò vi sóng, quay trong khoảng 1 - 2 phút.

- Khi trái chanh nóng lên sẽ xuất hiện hơi nước trong lò, hơi này sẽ khử mùi, làm mềm các vết bẩn.

- Bạn chỉ cần dùng giấy hoặc giẻ lau sạch bên trong lò rồi rửa đĩa quay là lò vi sóng sẽ sạch hoàn toàn

 
Theo Gia đình và Xã hội

Lò vi sóng

thực phẩm

thói quen gây hại

thức ăn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.