Đừng đánh đổi tính mạng của con vì bất cẩn

Khi trẻ nuốt phải dị vật, phụ huynh không được luống cuống, quát tháo, khiến trẻ thêm hoảng hốt.

Khi trẻ nuốt phải dị vật, phụ huynh không được luống cuống, quát tháo, khiến trẻ thêm hoảng hốt. Phụ huynh cũng không nên kích thích trẻ như vỗ lưng, điều này có thể khiến dị vật đi sâu vào cổ họng, thanh quản, dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đối với trẻ.

Trẻ dễ nuốt dị vật

Hôm 19/3, bệnh viện Đà Nẵng cho biết vừa gắp một dị vật là tụ điện trở ti vi ra khỏi phế quản của cháu Trần Chí T (tỉnh Quảng Ngãi).

Vào chiều 16/3, cháu T ngồi chơi với gia đình. Trong lúc chơi, cháu có cầm một tụ điện trở ti vi. Lát sau, cháu T khóc nhiều, mặt tím tái. Phụ huynh hoảng hốt vì không nhìn thấy tụ điện. Lật tung nơi cháu T chơi nhưng chiếc tụ điện vẫn không xuất hiện. Nghi ngờ trẻ đã nuốt phải dị vật, gia đình vội đưa đến bệnh viện gần nhà.

Bác sĩ tại đây đề nghị chuyển cháu T ra bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng để có đầy đủ thiết bị kiểm tra. Sau một hồi sơ cứu, da cháu ửng hồng nhưng vẫn còn ho khan.

Đừng đánh đổi tính mạng của con vì bất cẩn - 1

Tụ điện trở trong phế quản cháu T

22 giờ cùng ngày, cháu được chuyển lên bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Qua phim chụp X-quang, bác sĩ xác định trong phế quản của cháu có một dị vật. Sáng hôm sau, cháu được gây mê, nội soi phế quản, lấy dị vật là tụ điện tử ra.

Trước đó, cháu Nguyễn Hữu Tr (3 tuổi) liên tục ho, có vẻ khó chịu, không chịu ăn uống. Gia đình lo lắng, đưa cháu đến khoa Nhi bệnh viện Trung ương Huế khám. Sau một hồi khám, cháu được chuyển sang khoa Tai Mũ Họng.

Lúc này, Tr đã khó thở. Qua siêu âm, bác sĩ xác định trong phế quản của cháu có dị vật. Cuộc phẫu thuật nội soi diễn ra trong vòng 30 phút. Dị vật được lấy ra khỏi phế quản của cháu là hạt dưa.

Khi được hỏi, phụ huynh cho rằng, vào những ngày Tết, cha mẹ không chăm sóc tốt, nhiều lúc có phần bất cẩn nên cháu đã nuốt phải hạt dưa. Rất may, gia đình đưa cháu đến bệnh viện sớm, gắp dị vật ra kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến tính mạng của trẻ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thái (Khoa Tai Mũi Họng – bệnh viện Trung ương Huế) cho hay, thỉnh thoảng bệnh viện lại tiếp nhận các bệnh nhân nhi nuốt phải dị vật. Hầu hết phụ huynh thừa nhận trong lúc chăm sóc cho con có nhiều bất cẩn để trẻ nuốt phải.

Theo bác sĩ Thái, dị vật trẻ nuốt phải rất đa dạng. Trong đó, thường gặp là dị vật dạng hạt như hạt hồng, hạt na, hạt dưa…, dị vật hữu cơ như xương cá, xương gà, xương lợn mảnh nhỏ… hoặc các mảnh đồ chơi như khuy áo, mảnh nhựa…

Sơ ý có thể dẫn đến tử vong

Bác sĩ Huỳnh Anh (khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đà Nẵng) cho hay, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nuốt phải dị vật như thói quen ngậm đồ vật, ngậm đồ chơi, vừa cười đùa vừa trò chuyện trong khi ăn, uống… Khi trẻ nuốt phải dị vật, phụ huynh không được luống cuống, quát tháo, khiến trẻ thêm hoảng hốt. Phụ huynh cũng không nên kích thích trẻ như vỗ lưng. Điều này có thể khiến dị vật đi sâu vào cổ họng, thanh quản, dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đối với trẻ.

Thay vào đó, phụ huynh nên nhẹ dàng, khuyên nhủ, động viên để trẻ nhả ra. Đồng thời, phụ huynh  đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được khám và xử trí.

Đừng đánh đổi tính mạng của con vì bất cẩn - 2

Không cho trẻ ngậm đồ chơi, các mảnh đồ chơi trong miệng

Bác sĩ khuyên không được cho trẻ ngậm đồ chơi, các mảnh đồ chơi trong miệng. Phát hiện trẻ ngậm đồ chơi cần bình tĩnh gỡ ra, không được quát tháo khiến trẻ hoảng loạn, giật mình, nguốt vào bên trong.

Đặc biệt, phụ huynh không nên cho trẻ ăn bằng cách nô đùa dễ khiến các cháu bị sặc thức ăn. Ngoài ra, người lớn cũng không nên ép buộc trẻ uống nước, uống thuốc, cố đút cơm lúc trẻ khóc…

Các chuyên gia cho rằn, trong dân gian có một cách chữa mẹo khi bị nấc cục là cho ăn cục cơm để đẩy vật bị hóc xuống bụng. Điều này là đặc biệt nguy hiểm, không nên làm theo.

Nếu nuốt dị vật, kể cả trẻ nhỏ lẫn người lớn với triệu chứng đau vùng cổ, nuốt cảm giác vướng và đau, bệnh nhân phải đến cơ sở y tế gần nhất để được gắp dị vật ra. Trong trường hợp bệnh nhân tự xử lý bằng cách nuốt cục cơm, vô tình làm cho dị vật cắm sâu vào thành thực quản, gây thủng thực quản, áp xe trung thất, nguy cơ tử vong rất cao.

Theo Khám Phá


Học dị vật

ngừng thở

viêm phế quản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.