- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Được mệnh danh là "bể chứa virus", sinh vật bị nghi lan truyền virus corona có sự tiến hóa đáng sợ nào?
Là động vật có vú duy nhất biết bay, dơi có những cơ chế sinh học đặc biệt giúp chúng chống lại được nhiều loại virus nguy hiểm.
Là động vật có vú duy nhất biết bay, dơi có những cơ chế sinh học đặc biệt giúp chúng chống lại được nhiều loại virus nguy hiểm.
Ảnh: Smithsonianmag
Nhiều nhà khoa học cho rằng virus corona tại Vũ Hán có khả năng xuất phát từ một loài rắn. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm lại cho rằng "thủ phạm" chính có khả năng cao là loài dơi.
Tiến sĩ Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance - một tổ chức y tế môi trường phi lợi nhuận, nhận định: "Khi nhìn vào cấu trúc gen của virus và khớp nó với tất cả những chủng virus corona đã biết trước đó, thì họ hàng gần nhất của nó xuất phát từ loài dơi".
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet, Giáo sư Guizhen Wu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch Trung Quốc cho biết các dữ liệu mà họ thu thập được cho tới nay đều chỉ ra rằng virus corona ở Vũ Hán xuất phát từ dơi.
Từ trước tới nay, dơi đã luôn bị giới khoa học coi là kẻ phản diện về mặt sinh học.
Theo CNN, loài thú này là "bể chứa" của nhiều loại virus chết người khác nhau như Marburg, Nipah và Hendra - những chủng virus đã gây bệnh cho con người và làm bùng phát dịch tại Uganda, Malaysia, Bangladesh và Australia. Dơi còn là vật chủ tự nhiên của virus Ebola, bệnh dại, SARS và MERS. Trong đó, SARS và MERS là hai loại virus corona giống với loại virus viêm phổi đang hoành hành tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Các nhân viên bắt dơi tại giếng ở Ấn Độ. Ảnh: CNN
Thông thường, có những sinh vật trung gian khác trong quá trình lan truyền virus, ví dụ như loài cầy hương trong trường hợp virus SARS năm 2003 và lạc đà trong trường hợp virus MERS hồi năm 2012.
Virus Nipah là loại virus có thể gây ra 1 loạt các triệu chứng nghiêm trọng, đặc biệt là viêm não dẫn tới tử vong. Khi tìm hiểu, các nhà nghiên cứu phát hiện loại virus này xuất phát từ nhựa của cây cọ đã bị nhiễm nước tiểu hoặc nước bọt của dơi. Dơi thường đậu trên những cây mà người dân địa phương đặt thiết bị để thu hoạch nhựa.
Tiến sĩ Stathis Giotis, chuyên gia virus học tại Khoa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hoàng gia London, cho biết: "Các nhà khoa học nghiên cứu về virus trên dơi không ngạc nhiên gì khi chủng virus corona mới có liên quan tới dơi. Dơi là những 'bể chứa' quan trọng đối với sự xuất hiện và bùng phát của những loại virus có khả năng lây từ động vật sang người".
Ông Giotis cho rằng loài dơi móng ngựa khá phổ biến ở Trung Quốc có thể là thủ phạm trong đợt dịch lần này.
Năng lực kì lạ của dơi
Dơi là một nhóm sinh vật lớn với hơn 1.300 loài, chỉ nhiều sau động vật gặm nhấm trong nhánh động vật có vú. Dơi phân bố tại tất cả mọi nơi, chỉ trừ Nam Cực. So với những động vật trên cạn khác, dơi có tuổi thọ lớn hơn và sống thành nhóm có khi lên tới cả triệu cá thể trong các hang động. Điều đó đồng nghĩa với việc dơi có thể nhiễm nhiều loại virus và dễ dàng lan truyền lẫn nhau.
Mặc dù mang trên mình nhiều loại virus nguy hiểm, nhưng dường như dơi không bị ảnh hưởng lớn bởi chúng. Virus nguy hiểm nhất đối với dơi là virus bệnh dại.
Các nhà khoa học tìm bắt dơi tại Nam Phi. Ảnh: CNN
Một giả thuyết cho rằng khả năng bay đã cho phép dơi phát triển cơ chế sinh học giúp chống lại virus. Hoạt động bay thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm tăng thân nhiệt dơi - cũng giống như sốt ở con người và các động vật có vú khác. Các nhà khoa học nhận định, xét về khía cạnh tiến hóa, cơ chế này giúp củng cố hệ miễn dịch và khiến dơi chống chịu virus tốt hơn. Đây cũng là loài thú có vú duy nhất sở hữu khả năng bay lượn.
Ông Giotis nói: "Giả thuyết hiện nay cho rằng hệ miễn dịch của dơi đã thích nghi và tiến hóa trong hàng trăm năm nhờ vào việc bay trên không. Ngoài ra, bộ gen của loài này cũng có điểm khác lạ. Chúng vẫn có những thành phần miễn dịch và chống virus như các loài khác, nhưng một số gen gây viêm hoặc một số cơ chế chống virus đặc thù đã bị biến đổi hoặc biến mất".
Tất nhiên, dơi không phải là sinh vật duy nhất mang theo bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người. Trước đây, dịch hạch đã bùng phát do loài gặm nhấm và HIV được cho là xuất phát từ tinh tinh.
Trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà khoa học cho biết dơi chứa nhiều loại virus nguy hiểm hơn những sinh vật khác. Một nhóm các nhà khoa học bao gồm ông Daszak đã tìm hiểu về 188 loại virus lây từ động vật sang người và kết luận rằng số lượng virus trên dơi chiếm một tỉ lệ "cao hơn rất nhiều" so với các động vật có vú khác.
Hoạt động phá rừng và đô thị hóa - đặc biệt tại những khu vực đông đúc dân cư như ở Trung Quốc - đang khiến dơi và các sinh vật khác có nhiều nguy cơ tiếp xúc con người và gây lây lan bệnh dịch hơn.
Virus Vũ Hán có phải xuất phát từ dơi?
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu về dơi rất kĩ lưỡng bởi chúng được cho là có nguy cơ cao gây ra các dịch bệnh trong lương lai.
Trong nghiên cứu công bố năm ngoái, một nhóm chuyên gia tại Viện Virus học Vũ Hán đã đưa ra suy đoán: "Có khả năng virus corona trên dơi sẽ tái xuất và gây ra đợt bùng phát dịch bệnh mới. Trung Quốc sẽ là một điểm nóng và thách thức ở đây là đoán khi nào và lúc nào dịch bệnh sẽ xảy ra. Chúng ta phải cố gắng hết sức để phòng chống trường hợp như vậy".
Daszak cho biết các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 50 loại virus corona có liên quan tới SARS trên các cá thể dơi ở khắp Trung Quốc. Virus SARS đã được phát hiện trên những người dân ở tỉnh Vân Nam sinh sống gần hang động mặc dù họ không có biểu hiện và triệu chứng bệnh hô hấp trong quá trình xét nghiệm.
Vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu virus corona Vũ Hán xuất phát từ dơi hay từ một sinh vật trung gian khác. Giáo sư Wu cho biết các dữ liệu cho thấy virus xuất phát từ dơi và lây sang một động vật hoang dã khác rồi mới lây sang người.
Bên cạnh đó, chợ hải sản Vũ Hán cũng không bày bán dơi và trường hợp đầu tiên mắc bệnh hồi tháng 12 khi hầu hết các loài dơi ở Vũ Hán đang ngủ đông.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe1 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe3 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe6 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe2 ngày trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.