"Gặp họa" vì cất trữ thực phẩm không đúng cách và mẹo để giữ thức ăn an toàn nhất

Cất trữ lại thức ăn thừa cho bữa sau là thói quen tốt vừa tránh lãng phí thức ăn và cũng là một cách giúp bạn ăn uống lành mạnh hơn.

Cất trữ lại thức ăn thừa cho bữa sau là thói quen tốt vừa tránh lãng phí thức ăn và cũng là một cách giúp bạn ăn uống lành mạnh hơn.

Tuy nhiên một báo cáo mới đây cho thấy hàng triệu người trong số chúng ta có thể đã cất trữ và hâm nóng thức ăn thừa không đúng. Điều đó gây ra không ít tổn gây hại cho sức khỏe của bản thân.

Chỉ khi các món ăn được bảo quản và làm nóng đúng cách thì những vi khuẩn nguy hiểm mới không có cơ hội phát triển và gây ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là những cách hâm nóng và cất thức ăn thừa an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe cho bạn. Có một quy tắc bạn nhất định phải nhớ là không nên cất trữ thứ gì quá 3 ngày.

Cơm

Gặp họa vì cất trữ thực phẩm không đúng cách và mẹo để giữ thức ăn an toàn nhất-1

Việc hâm nóng lại cơm thậm chí còn không nguy hiểm bằng việc cất trữ cơm sao cho đúng cách. Bởi vi khuẩn Bacillus cereu có thể sống sót ngay cả khi cơm đã nấu chín và để ở nhiệt độ phòng.

Vì thế cách tốt nhất bảo quản cơm được an toàn đó là để nguội không quá một tiếng sau đó cho vào tủ lạnh nhưng không nên để quá một ngày. Lưu ý cơm thừa chỉ nên dùng lại một lần.

Thịt gà

Bạn chỉ cần đậy thịt gà và để ở nhiệt độ phòng cho nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Chỉ ăn thịt gà thừa không quá ba ngày và tuyệt đối đừng hâm nóng thịt gà lại nhiều lần. Nên duy trì ở nhiệt đô 75 độ C khi nấu lại.

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ có thể để trong tủ lạnh vài ngày và ăn nguội nhưng nếu bạn có ý định hâm nóng lại thì nên bỏ ra ngoài một lúc trước khi nấu.

Đừng dùng lò vi sóng để hâm lại thịt bò hay thịt nướng bởi sẽ phá hủy các dinh dưỡng trong thịt. Cách tốt nhất là chiên nhanh trong khoảng hơn 1 phút đủ để làm nóng thịt.

Khoai tây

Gặp họa vì cất trữ thực phẩm không đúng cách và mẹo để giữ thức ăn an toàn nhất-2

Khoai tây đã nấu chín chỉ nên để trong tủ lạnh khoảng 3 ngày. Khoai tây nướng thì nên hâm nóng trong nồi hoặc chiên nhanh qua, không nên cho vào lò vi sóng vì chúng sẽ bị ướt.

Rau xanh

Những lời cảnh báo trước đây về việc không nên hâm nóng lại các loại rau lá đã được chứng minh rằng không đúng. Việc hâm nóng lại rau cũng an toàn như khi bạn ăn chúng lúc nguội.

Chỉ cần để nguội ở nhiệt độ phòng sau khi nấu và cất vào tủ lạnh, bạn có thể giữ trong 3 ngày. Tuy nhiên nên kiểm tra kỹ lại rau lá trước khi có ý định nấu lại vì có thể sau 1, 2 ngày, một số loại rau đã bị thiu hỏng.

Sản phầm từ sữa

Kem, sữa chua và kem xốp nếu để trong hộp thì bạn nên cất trữ vào tủ lạnh càng sớm càng tốt nếu không ăn.

Tuy nhiên nếu nó đã được bỏ ra bát thì bạn nên lấy màng bọc thực phẩm bọc kín lại trước khi cho vào tủ. Cách này sẽ giữ cho kem được mềm, không bị cứng.

Các thực phẩm đóng hộp

Gặp họa vì cất trữ thực phẩm không đúng cách và mẹo để giữ thức ăn an toàn nhất-3

Thực phẩm đóng hộp khá nguy hiểm bởi kim loại từ hộp có thể nhiễm vào thực phẩm chúng ta ăn. Vì thế bạn tuyệt đối không giữ nguyên thức ăn trong đồ hộp mà nên cho chúng riêng ra hộp đựng hay bát sau đó bọc lại và cất tủ lạnh.

Ngoài ra khi hâm nóng lại thức ăn, bạn nên khuấy đều tay để đun nóng đều các phần, có thể dẫn đến việc phát triển vi khuẩn ở một số phần chưa được làm nóng đủ.

Nên nhớ để thức ăn nguội mới cất vào tủ lạnh nếu không thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến nhiệt độ của tủ, làm sản sinh vi khuẩn ngay bên trong tủ. Tuy nhiên không để thức ăn ở bên ngoài quá 2 tiếng đồng hồ, nếu không nó sẽ trở nên nguy hại cho sức khỏe. Và cũng đừng hâm nóng lại thức ăn quá hai lần.

Theo Khám Phá


ngộ độc thực phẩm

bảo vệ sức khỏe

thịt gà

gây hại cho sức khỏe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.