GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai nói về nguy cơ nhiễm thủy ngân và khuyên nhóm người nên đi khám sau vụ cháy Công ty Rạng Đông

Vào 2 giờ chiều nay, Bệnh viện Bạch Mai tiến hành họp báo về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau sự cố cháy nổ tại Công ty Phích nước Rạng Đông.

Vào 2 giờ chiều nay, Bệnh viện Bạch Mai tiến hành họp báo về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau sự cố cháy nổ tại Công ty Phích nước Rạng Đông.

Liên quan đến vụ cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, trao đổi với PV, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: Sau vụ cháy, đơn vị đã cử cán bộ đến từng hộ dân để thăm hỏi và khảo sát về sức khỏe.

Đến nay, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị ảnh hưởng đến sức khỏe do ảnh hưởng của vụ cháy nhà máy Rạng Đông.

Sau vụ cháy tại nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vừa qua, thông tin môi trường có thể bị ô nhiễm, đặc biệt là nhiễm độc thủy ngân trong không khí, đất, nguồn nước khiến không ít người dân lo lắng

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, GĐ Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sau vụ cháy nhiều người dân lo ngại về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân là hoàn toàn chính đáng, bởi đây là cháy nhà máy sản xuất bóng đèn nên hoàn toàn có nguy cơ.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ, riêng trong sáng nay trung tâm đã tiếp nhận 12 trường hợp đến khám và làm xét nghiệm vì có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, tức ngực, khó thở... Cả 12 trường hợp đến khám đều là người tiếp xúc gần hoặc ở quanh khu vực xảy ra đám cháy tại công ty Rạng Đông.

"Qua khám lâm sàng, các trường hợp không có gì đặc biệt thể hiện ra ngoài. Còn về kết quả xét nghiệm chiều hoặc tối nay sẽ có kết quả, bởi xét nghiệm tìm ra kim loại rất mất thời gian. Khi có kết quả chúng tôi sẽ có bước tiếp theo để có kết luận có nên điều trị hay không", bác sĩ Nguyên chia sẻ.

GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai nói về nguy cơ nhiễm thủy ngân và khuyên nhóm người nên đi khám sau vụ cháy Công ty Rạng Đông-1

Để giải đáp về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau sự cố cháy nổ tại Công ty Phích nước Rạng Đông, 2 giờ chiều nay, BS Nguyễn Trung Nguyên (giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai) đã chia sẻ một số thông tin như sau:

1. Các nguy cơ thường gặp ở các vụ cháy

Nguy cơ thường gặp nhất tại các vụ cháy là khói kích ứng đường hô hấp, khí CO gây ngộ độc, hơi nóng nguy hiểm gây bỏng…

Trong vụ cháy tại công ty Rạng đông, vấn đề đáng quan tâm là về thủy ngân. Hiện chưa có thông tin chính thức từ đơn vị chuyên môn nhưng có thể phân tích như sau:

- Thủy ngân chứa trong bóng đèn, nếu có vỡ nguy cơ rất thấp nhưng khi cháy bốc hơi sẽ có nguy cơ cao hơn với người hít phải.

- Dễ ngộ độc thủy ngân trong các trường hợp: Ở trong không gian khép kín, Thời gian tiếp xúc (tiếp xúc càng lâu càng nguy hiểm), chiều gió (xuôi chiều gió thì tiếp xúc nhiều hơn), tuổi của nạn nhân... Trong hoàn cảnh, những người hoạt động mạnh như lính cứu hỏa thì sẽ hít thở nhiều hơn.

2. Những người có nguy cơ cao bị ngộ độc thủy ngân nên đi kiểm tra:

+ Người tham gia trực tiếp tại môi trường cháy, người dân chạy vào hít phải hơi nóng, khói.

+ Người có biểu hiện bất thường: Cảm thấy khó thở, ho, tức ngực, đau bụng, nôn mửa, run chân tay…

Bên cạnh đó, Người ở khoảng cách xa không hít hơi nóng, khói có nguy cơ thấp hơn, không nhất thiết đi kiểm tra 1 lúc vì tốn kém không cần thiết, đồng thời giảm quá tải.

3. Sau khi hít bao nhiêu lâu biết có thủy ngân trong người?

- Ngộ độc, nhiễm độc thủy ngân có nhiều dạng tùy theo dạng thủy ngân, ví dụ thủy ngân ở chất vô cơ hay hữu cơ… Sau khi hít phải sẽ có triệu chứng tức ngực, khó thở, ho, khó chịu, sốt, tê chân tay, đi tiểu ít dần…

Khi một người bị nhiễm độc thủy ngân cấp cần xử lý như sau:

- Đưa ra môi trường thoáng khí.

- Dùng nước lọc, nước giếng rửa sạch mặt, mắt…

- Đưa đến BV kiểm tra nhiễm độc thủy ngân bằng xét nghiệm thủy ngân trong máu, kết quả sẽ cho chuẩn xác.

4. Trong khi chờ đợi, người dân có thể làm gì để thải độc?

Không có cách gì thải độc thủy ngân theo cách tự nhiên tại nhà. Tại cơ sở y tế sẽ có thuốc giải độc thủy ngân.

5. Bị nhiễm độc thủy ngân có để lại di chứng gì?

Ở giai đoạn ngộ độc cấp: Mới xảy ra 1 -2 ngày, không được điều trị sẽ chuyển sang mãn tính. Tuy nhiên nếu điều trị sớm sẽ hết sớm.

6. Có khuyến cáo người dân không nên sử dụng rau, thịt ở khu vực quanh đó, vậy ảnh hưởng của thủy ngân trong bán kính bao nhiêu?

Người dân không phải quá lo ngại về điều này. Chúng ta ở Hà Nội, ăn rau ở nơi khác mang đến, nước từ nhà máy. Giờ hết cháy rồi nên ít có khả năng ảnh hưởng.

7. Địa chỉ cụ thể người dân có thể đến xét nghiệm ngộ độc thủy ngân?

Người dân có thể đi khám tại các cơ sở y tế sau đó các BS sẽ đưa ra gợi ý xét nghiệm tại cơ sở nào để có kết quả chính xác nhất.

8. Ngoài thủy ngân còn có lưu huỳnh, liệu lưu huỳnh có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Lưu huỳnh khi cháy gây kích ứng đường hô hấp nhanh, cay mắt, cay mũi… Nếu không có biểu hiện này thì người dân không cần phải quá lo sợ.

9. Có cần di dời người dân khỏi khu vực gần đám cháy không?

Nguy cơ nhiễm độc nhiều nhất là khi đang cháy vì thủy ngân đang bốc hơi. Còn khi đã cháy xong rồi thì không cần thiết di dời.

10. Thủy ngân gây ra những ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe?

- Về hô hấp: Những vấn đề về tim phổi, khó thở.

- Về thận: Có thể dẫn đến suy thận.

Nhưng đây là nhiễm độc cấp, nếu có nhiễm độc, chúng ta chủ động điều trị được.

Theo Helino


nhà máy Rạng Đông

nhiễm độc thủy ngân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.