Hãi hùng con vắt bò lổm ngổm trong mai cua

Những ngày hè nóng nực, canh cua là món ăn được rất nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên, hình ảnh vắt bò lổm ngổm trong mai cua không khói khiến nhiều người lo lắng về độ an toàn khi ăn món cua đồng.

Những ngày hè nóng nực, canh cua là món ăn được rất nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên, hình ảnh vắt bò lổm ngổm trong mai cua không khói khiến nhiều người lo lắng về độ an toàn khi ăn món cua đồng.

Từ trước đến giờ, cua đồng luôn là món ăn yêu thích của các bà nội trợ, bởi nguyên liệu sạch, an toàn, thịt cua ngọt, thơm. Nắm bắt được tâm lý này, hiện nay, nhiều địa điểm ngoại chợ cóc sẵn sàng phục vụ nhu cầu “từ A tới Z” của khách hàng muốn mua cua xay sẵn. Hầu hết những người bán cua đồng ngoài chợ đều trang bị cho mình một chiếc máy xay cua đồng như thế này để các bà nội trợ chỉ còn việc mang về nhà chế biến.

Dạo quanh các chợ thực phẩm tại Hà Nội, theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các khu bán hải sản tôm, cua, cá... đều rất mất vệ sinh. Đặc biệt, khi được hỏi đa phần người bán đều khẳng định cua nhà mình là cua đồng, vừa bắt ở dưới quê lên. Trước khi chế biến, người bán chỉ xóc cua qua nước vài lần rồi nhanh chóng bóc mai, lấy gạch và cho vào máy xay.

Ảnh chụp màn hình từ clip

 
Trong khi đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế loại thực phẩm này phải được rửa nhiều lần mới hết bùn bẩn và những loại sinh vật ký sinh như sán hay vắt. Không chỉ thế, máy xay cua được người bán dùng hết lượt này đến lượt khác, lưu cữu qua ngày, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, việc sơ chế cua không sạch sẽ có thể mang mầm bệnh, vi khuẩn gây hại cho người tiêu dùng.

Theo một cán bộ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, loại ký sinh trùng trong cua đồng không phải là đỉa con hay vắt hút máu người, cũng không phải là sán cua. Đây chỉ là một dạng ký sinh trùng trong nước có vòng đời ngắn, sống ký sinh trong mai cua. Trên nhiều loại thủy hải sản cũng có những dạng ký sinh lây sang người như sán lá gan thường có trên cá, nhưng đa số khi nấu chín kỹ thì không có nguy cơ lây sang người.

Dù những ký sinh trùng trong nước này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao khi đun sôi nấu chín, song người tiêu dùng vẫn nên rửa thật kỹ cua bằng nước muối trước khi chế biến. Hiện nay, ở các chợ đa số làm cua xay sẵn cho khách, người mua phải chú ý nguồn nước và cách rửa cua sao cho sạch.

Trao đổi về vấn đề này, TS Phan Thanh Tâm (Bộ môn Công nghệ Thực phẩm – Sau thu hoạch, Viện Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, khi mua về nấu ăn, cần mua những con cua tươi sống, khi chế biến cần làm sạch, thấy có vật ký sinh thì nên loại bỏ, không nên có tâm lý “tiếc của”. Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe, các bà nội trợ nên mua cua về tự làm, chọn những con cua tươi sống. Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào. Vì thế, sau khi làm sạch, nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán nếu có sẽ bò ra.

Cần tuyệt đối tuân thủ quy tắc ăn chín uống xôi, vệ sinh tay chân sạch sẽ khi nấu nướng, tránh để những loại ấu trùng, trứng này đi vào cơ thể, sống ký sinh ở ruột, cơ bắp, não, mắt… rất nguy hiểm.

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.