Hạt hồng xiêm kẹt trong đường thở người phụ nữ suốt 4 năm

Hóc hạt sapôchê (còn gọi là hồng xiêm) suốt trong 4 năm không biết, mới đây, ngày 8/10, chị đã được các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức tiến hành nội soi phế quản, gắp thành công hạt sapôchê.

Hóc hạt sapôchê (còn gọi là hồng xiêm) suốt trong 4 năm không biết, mới đây, ngày 8/10, chị đã được các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức tiến hành nội soi phế quản, gắp thành công hạt sapôchê.

Trước đó, ngày 5/10, chị D.T.M.L sinh năm 1970, ở phường Linh Xuân, Thủ Đức thấy có triệu chứng ho nhiều, sốt,... chị L đã đến khám bệnh tại Khoa Khám bệnh 3 - trực thuộc bệnh viện quận Thủ Đức.

Sau khi thăm khám, chị L được chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị vì kết quả X-Quang bất thường, ở đáy phổi phải xuất hiện một đám mờ.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định chụp CT ngực , kết quả ghi nhận trong lòng phế quản thùy dưới phổi phải có một dị vật không rõ bản chất, kèm thương tổn viêm thùy giữa và thùy dưới phổi phải.

Tiếp tục tiến hành nội soi phế quản bằng ống nội soi mềm thì phát hiện dị vật có màu đen, dạng elip, kích thước khoảng 2cm, trông giống hạt sapôchê. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật ra. Sau 1 ngày, sức khỏe bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định.

Hạt hồng xiêm kẹt trong đường thở người phụ nữ suốt 4 năm-1

Sau ca nội soi, chị L hết sức ngỡ ngàng: “Khi nghe tin có dị vật lạ trong phổi, không những chị mà cả gia đình chị đều suy sụp vì lo sợ dị vật đó là khối u, chỉ đến khi được nội soi và gắp dị vật ra thì chị mới ngỡ ngàng đó là hạt sapôchê mà mình bị ho sặc cách đây 4 năm”.

Chị L cho biết thêm: “Cách đây khoảng 4 năm về trước, trong lúc hai mẹ con chị L đang ăn quả sapôchê, con gái có hỏi chị L, theo phản xạ chị đã trả lời lại, thì không may bị ho sặc, hạt sapôchê vướng vào cổ họng, chị đã dùng tay móc nhưng hạt không ra, nên con gái chị lấy cơm và nước để nuốt nhằm đẩy hạt xuống bao tử luôn, một lúc sau thấy bình thường lại nên thôi.

Sau lần đó, khoảng 3 tháng sau chị L bắt đầu có triệu chứng ho liên tục, có đàm,… mỗi lần ho như vậy chị lại mua uống thuốc, lúc đó triệu chứng có giảm nhưng khi ngưng thuốc lại ho tiếp.

Nhiều lần chị đã đi khám và điều trị bệnh ở nhiều nơi, nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi lại tái phát.

Tình trạng đó cứ như vậy, kéo dài hơn 4 năm nay, cho đến khi chị bị sốt, ho nhiều hơn và đi khám tại khoa Khám bệnh 3 - trực thuộc bệnh viện quận Thủ Đức).

Bs. Lê Hoàng Hải - Khoa Nội tổng quát, người trực tiếp nội soi và thực hiện gắp dị vật cho biết: Đây là trường hợp hóc dị vật không mới, thậm chí đã có trường hợp dị vật là vỏ thuốc, mảnh xương hay tăm tre…. gây tổn thương đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, dị vật cũng có thể lọt vào đường thở nếu bệnh nhân gặp phải cơn ho, hoặc cười đùa khi ăn uống...

Hạt hồng xiêm kẹt trong đường thở người phụ nữ suốt 4 năm-2

Với trường hợp này, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như viêm phổi liên tục, nặng có thể gây xẹp phổi hoặc áp xe phổi.

Bệnh nhân thường đi khám, được chẩn đoán và điều trị viêm phổi nhưng ít khi nghĩ đến viêm phổi do dị vật. Do đó, hầu hết các trường hợp dị vật ở phế quản thường được chẩn đoán và xác định muộn, như bệnh nhân L.

Sau 4 năm hóc hạt sapôchê mới phát hiện ra đây chính là nguyên nhân. Với những ca hóc dị vật như vậy, cách duy nhất là gắp dị vật ra càng sớm càng tốt, BS Hải cho biết.

BS Hải cũng khuyến cáo, người dân khi ăn bị sặc, ho, có triệu chứng đau tức ngực, ho dữ dội, cần đi khám ngay, không nên làm các biện pháp cố lấy dị vật ra, nhất là khi dị vật đã đi vào đường hô hấp.

Nếu để lâu, điều này có thể dẫn tới viêm phổi tái phát nhiều lần. 

Lưu ý khi ăn uống, người dân cần tránh cười đùa, nhất là trẻ em. Phụ huynh không nên cho trẻ đùa nghịch khi ăn, hay chơi các đồ chơi nhỏ, vì trẻ nhỏ hay ngậm, mút đồ chơi, khiến chúng dễ rơi vào đường thở.

Hạt hồng xiêm kẹt trong đường thở người phụ nữ suốt 4 năm-3

Hạt sapôchê được lấy ra từ phổi bệnh nhân L. Ảnh: BVCC

Xử trí khi bị hóc dị vật:

- Đối với các loại trái cây có hạt, nhất là sapôchê, để tránh bị hóc, nên xẻ theo chiều ngang để lấy hạt ra trước khi ăn (theo thói quen nhiều người thường xẻ dọc).

- Xử trí cấp thời khi bị hóc dị vật vào đường thở (áp dụng đối với trẻ từ 12 tuổi và người lớn như sau: Đứng sau lưng người bị hóc, hai tay vòng ra phía trước, đan chéo nhau rồi đặt lên vùng thượng vị (chấn thủy) giật mạnh vào để tống dị vật ra.

Nếu trẻ nặng ký quá, hay người lớn, thì cho nằm sấp xuống, đầu nghiêng một bên. Để hai bàn tay vuông góc nhau và ấn lên chỗ chấn thủy, rồi đẩy mạnh đột ngột từ 3 - 5 cái để đẩy dị vật ra.

Theo Sức khỏe và đời sống


hóc dị vật

dị vật

phế quản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.