- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hay buồn ngủ ban ngày, ngủ ngáy, mệt mỏi khi thức dậy, cần lưu ý hội chứng nguy hiểm này
Theo các chuyên gia, ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử.
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên và dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu. Sự giảm oxy máu ngắt quãng và phân mảnh giấc ngủ dẫn đến các stress oxy hoá, hoạt hoá hệ giao cảm, rối loạn chức năng nội mô.
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử.
Ngưng thở khi ngủ gây ra nhiều hậu quả và biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh TL.
Ai có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ?
Theo TS.BS Phan Thanh Thủy - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, hội chứng ngưng thở khi ngủ được phân loại thành 3 nhóm: ngừng thở tắc nghẽn, ngừng thở trung ương và ngừng thở hỗn hợp.
Trong đó, hội chứng ngừng thở tắc nghẽn chiếm tỷ lệ chủ yếu, thường gặp ở nam giới hút thuốc lá, thể trạng thừa cân, béo phì với chỉ số khối cơ thể BMI >23 kg/m2, cổ ngắn, hàm nhỏ; hoặc tiền sử gia đình có người ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở 35% các bệnh nhân tăng huyết áp, 50% ở những bệnh nhân có rung nhĩ, 50% bệnh nhân suy tim và lên tới 80% ở những bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị.
Cũng theo BS Thủy, bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, rối loạn nhận thức, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, suy tim sung huyết, rung nhĩ hoặc đái tháo đường type 2 là các đối tượng cần tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có ít nhất một trong ba triệu chứng: Ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức hoặc cơn ngừng thở được chứng kiến.
Dấu hiệu nhận biết nguy cơ ngưng thở khi ngủ
TS.BS Phan Thanh Thủy cho biết, các dấu hiệu gợi ý để nhận biết có mắc ngưng thở bao gồm: Ngáy ngủ, bệnh nhân phàn nàn về buồn ngủ ban ngày, ngủ không bồi sức, mệt mỏi vào buổi sáng hoặc thậm chí mất ngủ.
Bệnh nhân thức dậy trong đêm bởi các cơn ngừng thở, thở hổn hển hoặc cảm giác ngạt thở. Người ngủ cùng hoặc những người khác có thể ghi nhận bệnh nhân khi ngủ có ngáy thường xuyên, ngưng thở hoặc cả hai.
Hay buồn ngủ ban ngày, ngủ ngáy, thức dậy mệt mỏi là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Ảnh minh họa.
Ngưng thở khi ngủ gây ra nhiều hậu quả và biến chứng, thậm chí các bệnh lý nguy hiểm. Đầu tiên, do các phân mảnh giấc ngủ, người bệnh thường có biểu hiện buồn ngủ ban ngày quá mức dẫn đến gia tăng các tai nạn giao thông và tại nạn lao động.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng giảm chất lượng giấc ngủ do bệnh này cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, lo âu, trầm cảm.
Bên cạnh đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc của người bệnh. Người bệnh dễ trở nên cáu gắt và dễ bị kích động trong các tình huống không mong muốn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và gia đình của người bệnh.
BS Thủy cho biết thêm, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý thần kinh như Alzheimer, …
Đặc biệt nghiêm trọng, ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp kháng trị, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Một phân tích tổng hợp trên các bệnh nhân đột quỵ ở châu Á cho thấy có đến 73,7% bệnh nhân đột quỵ có ngưng thở khi ngủ. Một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng ngưng thở khi ngủ là đột tử trong đêm do độ bão hoà oxy máu giảm thấp và rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp.
Để điều trị tình trạng này, các chuyên gia cho biết, tùy vào triệu chứng của người bệnh và mức độ nặng của ngưng thở khi ngủ mà bác sĩ quyết định lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp chính để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: Giảm cân, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục duy trì cân nặng lý tưởng với những trường hợp thừa cân, béo phì.
Bên cạnh đó, điều trị bằng phẫu thuật với những trường hợp có bất thường đường hô hấp trên như: amydal quá phát, hàm nhỏ, tụt sau; đeo dụng cụ đẩy hàm dưới ra trước; thở máy thông khí áp lực dương; kích thích dây thần kinh XII... Trong đó, thở máy thông khí áp lực dương là phương pháp không xâm lấn phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.
Theo Giadinhxahoi
-
Sức khỏe3 giờ trướcThai phụ người Campuchia "liều mạng" sinh con khi mang trong mình khối u xơ nặng 8kg, tử cung bị xơ hóa, thành tử cung dày tới 10cm.
-
Sức khỏe4 giờ trướcTheo Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Bắc Giang, cháu Nguyễn Đình D (4 tuổi, trú tại xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng) gặp tình trạng rất hiếm gặp là răng mọc lạc ở sàn mũi phải.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNghi 2 đứa trẻ không phải con ruột, anh Trọng lấy mẫu tóc đem xét nghiệm ADN và ân hận vì việc bản thân đã làm.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNgứa là tình trạng nhiều người hay gặp trong thời tiết lạnh, hanh khô. Ngứa kèm nổi mẩn đỏ cũng có thể là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn.
-
Sức khỏe12 giờ trướcMướp đắng không chỉ dùng làm rau ăn mà còn được hãm nước uống, vậy uống nước mướp đắng thường xuyên có tốt không?
-
Sức khỏe13 giờ trướcDị ứng mỹ phẩm là hiện tượng mà nhiều người trong chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
-
Sức khỏe14 giờ trướcMột nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science gần đây cho thấy việc giảm lượng đường trong 1.000 ngày đầu đời (tính từ khi thụ thai cho đến khi 2 tuổi) có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở trẻ khi trưởng thành.
-
Sức khỏe14 giờ trướcHành tây, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mọi nhà, không chỉ đơn thuần là nguyên liệu tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn là một "siêu thực phẩm" ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
-
Sức khỏe17 giờ trướcCác loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHai ngày sau khi ăn táo đỏ, bệnh nhi 22 tháng tuổi nhập viện vì nôn ói liên tục, chướng bụng do thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn phải mổ cấp cứu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcAxit béo Omega-3 là chất béo quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhông chỉ quả ổi bổ dưỡng mà các bộ phận của cây ổi, trong đó có lá ổi cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLê là loại trái cây quen thuộc được nhiều người yêu thích, tuy nhiên có một số người được khuyến cáo nên hạn chế ăn loại quả này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMướp đắng là thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam, vậy ăn mướp đắng có tác dụng gì?