Ho ra máu có phải bị ung thư: Cách nhận biết và những lưu ý

Nhiều người cho rằng ho ra máu là do các bệnh lao phổi, nấm phổi, áp xe phổi… Tuy nhiên, ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh, trong đó có ung thư.

1. Các nguyên nhân gây ho ra máu thường gặp

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Đây là một tình trạng thường gặp ở các bệnh lý sau:

Lao phổi Giãn phế quản Ung thư Nhiễm trùng hô hấp Đôi khi nó là biểu hiện của bệnh lý tim mạch do hẹp van tim.

- Do ung thư:

Trong các loại ung thư thì ho ra máu gặp trong các bệnh lý ung thư vùng đầu mặt cổ, đặc biệt là các khối u vùng hạ họng và thanh quản, khí quản...

Ung thư thực quản và các khối u vùng trung thất có thể vỡ vào khí phế quản. Các tổn thương hoặc hạch ung thư di căn, u lympho, bệnh bạch cầu cấp... cũng gây tình trạng ho ra máu.

Ung thư vòm họng cũng có biểu hiện ho ra máu. Đây được coi là dấu hiệu ung thư vòm họng rõ ràng nhất. Các dấu hiệu ung thư vòm họng thường không rõ rệt mà sẽ khá giống với các bệnh lý viêm họng thông thường (bởi virus gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực vòm họng, gây ra các cơn ho khan kéo dài, thậm chí là ho ra cả đờm lẫn máu) vì vậy người bệnh hầu như sẽ chủ quan mà dẫn tới tình trạng bệnh đã trở nặng mới chữa trị.

Ho ra máu có phải bị ung thư: Cách nhận biết và những lưu ý-1
Ho ra máu biểu hiện của nhiều loại bệnh trong đó có ung thư

Tương tự, ung thư phổi cũng là nguyên nhân ho ra máu thường gặp nhất và là bệnh lý ác tính, diễn tiến thường âm thầm, giai đoạn đầu ít có triệu chứng, hay xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều. Giai đoạn muộn sẽ có biểu hiện ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sụt cân, ho ra máu thường lượng ít. Trên thực tế lâm sàng khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện ho, có thể là ho khan, ho có đờm, ho ra máu.

Nhưng ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu, và ung thư không phải là nguyên nhân mà người bệnh nghĩ đến đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị thì bạn nên đến chuyên khoa ung bướu để thăm khám. Ngoài ra, ở một số bệnh khác cũng gặp tình trạng ho ra máu trong đó thường gặp là:

- Do lao phổi:

Lao phổi với các biểu hiện gợi ý: Ho khạc đờm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực, nặng sẽ gây khó thở. Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

- Do giãn phế quản:

Giãn phế quản thường do di chứng của lao phổi hoặc sau một nhiễm trùng mạn tính ở phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật đường thở… Do vậy đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến của ho ra máu. Các biểu hiện gợi ý ho ra máu lượng ít tự cầm trong vòng 3-5 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, hoặc ho ra máu lượng nhiều (>100 ml) có thể dẫn tới tử vong.

- Do bệnh lý nhiễm trùng hô hấp:

Do viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi… nên gây tình trạng ho ra máu. Các biểu hiện gợi ý thường có sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (nghĩa là đau ngực khi ho, hít sâu vào, thay đổi tư thế).

Ho ra máu có phải bị ung thư: Cách nhận biết và những lưu ý-2
Khi có biểu hiện ho ra máu cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn đầy đủ

2. Ho ra máu nên xử trí thế nào?

Ho ra máu là một cấp cứu nội khoa, do nhiều nguyên nhân, có thể nguy hiểm tới tính mạng nên cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán tùy vào nguyên nhân thường là: xét nghiệm máu, X-quang ngực, soi cấy đàm, chụp CT scan ngực, nội soi phế quản, siêu âm tim…

Đối với bệnh nhân ung thư các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm: Xquang phổi, CT ngực có cản quang, nội soi phế quản, sinh thiết u. Điều trị tùy theo đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.

Xử trí kịp thời tránh nguy cơ mất máu cấp, sặc phổi và suy hô hấp. Sau khi tình trạng ổn định mới đặt vấn đề điều trị nguyên nhân.

Đối với ho ra máu nhẹ: Nếu không có biểu hiện của suy hô hấp, người bệnh nằm nghỉ yên tĩnh tuyệt đối trên giường, ăn lỏng và uống nước mát. Ngoài ra dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ. Nếu ho ra máu nặng và nguy kịch các bác sĩ sẽ xử trí theo đúng phác đồ, thở oxy, nếu bệnh nhân có nguy cơ sặc, suy hô hấp cần tiến hành đặt nội khí quản thông khí nhân tạo ngay.

Chỉ định phẫu thuật cấp cứu khi bệnh nhân chảy máu nhiều ở một bên phổi khi không có điều kiện chụp động mạch phế quản gây bít tắc. Ho máu nặng sau khi gây bít tắc động mạch phế quản. Ho máu nặng ảnh hưởng tới huyết động, gây suy hô hấp. Chỉ định ngoại khoa tiến hành ở bệnh nhân có tổn thương khu trú, khi tình trạng toàn thân, chức năng hô hấp cho phép. Chống chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn không phẫu thuật được hoặc bệnh nhân có chức năng hô hấp kém không cho phép cắt phổi.

Điều trị nguyên nhân, khi tình trạng ho ra máu ổn định sau đó sẽ tùy trường hợp mà các bác sĩ sẽ điều trị phối hợp như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích, miễn dịch...

3. Lời khuyên của thầy thuốc

Ho ra máu là một cấp cứu nội khoa, do nhiều nguyên nhân gây ra, phần lớn là các bệnh lý hô hấp nên bệnh nhân cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều quan trọng đầu tiên là xác định có đúng là bị ho ra máu hay ói ra máu, hoặc chảy máu từ đường hô hấp trên. Vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên cần đến gặp bác sĩ ngay, hoặc các phòng cấp cứu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo Sức khỏe

Xem link gốc Ẩn link gốc https://suckhoedoisong.vn/ho-ra-mau-co-phai-bi-ung-thu-cach-nhan-biet-va-nhung-luu-y-169220208150207442.htm

lao phổi

Ung thư thực quản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.