- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hướng dẫn làm món trứng ngâm giấm chữa bệnh “thần kỳ” nổi tiếng từ 1800 năm trước
Món trứng ngâm giấm vì sao nổi tiếng và tồn tại được hơn 1800 năm chỉ với cách làm đơn giản? Đó chính là nhờ tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, kể cả các Samurai Nhật cũng tin dùng.
Món trứng ngâm giấm vì sao nổi tiếng và tồn tại được hơn 1800 năm chỉ với cách làm đơn giản? Đó chính là nhờ tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, kể cả các Samurai Nhật cũng tin dùng.
Trong chương trình truyền hình thực tế "Đi
khắp Trung Quốc" của CCTV Trung Quốc giới thiệu một món đặc sản nổi
tiếng có từ 1800 năm trước, đó là món trứng gà ngâm giấm. Một món ăn bình thường mà có lịch sử lâu dài như vậy hẳn phải có tác dụng khác thường?
Món ăn phòng chữa bách bệnh của người xưa
Theo Đông y, món trứng ngâm giấm (nên chọn giấm táo hoặc giấm hoa quả có chất lượng tốt) có tác dụng điều hòa gan và thận, làm cho các cơ quan nội tạng cân bằng, tiêu hóa thuận lợi, làm mềm mạch máu.
Vỏ
trứng vốn chứa rất nhiều chất canxi, khi ngâm trong môi trường giấm sẽ
chuyển hóa và trở nên mềm mại, giúp cơ thể dễ hấp thụ, có tác dụng đặc
biệt tốt cho xương khớp.
Cơ
thể mệt mỏi triền miên, gặp nhiều vấn đề về xương khớp sẽ gây ảnh hưởng
trầm trọng đến chất lượng cuộc sống, khó khăn trong sinh hoạt. Các
Samurai Nhật Bản cũng đã sử dụng bài thuốc này như là một món ăn bổ
dưỡng, hồi phục và ổn định sức khỏe.

Cách làm:
Nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 1 chai giấm chất lượng tốt, một lượng mật ong vừa đủ.
Cách làm: Rửa sạch trứng, đảm bảo trên vỏ trứng không có bụi bẩn, tạp chất. Để ráo trứng hoặc lau thật khô, đảm bảo không còn dính nước.

Chọn trứng tương ngon, rửa sạch, lau khô
Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh có nắp đậy, cho trứng gà nguyên quả vào lọ, đổ giấm vào ngâm ngập trứng, đậy kín nắp và bảo quản trong 24 giờ.
Sau đó mở nắp lọ. Nếu dùng giấm chất lượng không đủ tốt, có thể ngâm thêm 1 ngày nữa để vỏ trứng đủ thời gian hấp thụ giấm cho mềm ra. Lúc này trứng sẽ nở phồng to hơn bình thường.
Dùng đũa hoặc vật nhọn xuyên qua quả trứng, cẩn thận tránh giấm té vào mắt. Nhẹ nhàng cẩn thận gỡ bỏ vỏ trứng. Lúc này vỏ trứng đã gần như mủn ra như trứng non, bám mềm vào màng trứng.
Bỏ vỏ xong tiếp tục đậy nắp kín, bảo quản thêm 24 giờ nữa là có thể sử dụng.

Ngâm trứng nhiều hay ít dựa vào nhu cầu ăn của mỗi người
Đánh tan hỗn hợp trong lọ thật đều nhuyễn, sau đó chia ra mỗi quả trứng ăn trong 3-5 lần. Mỗi ngày ăn 1-2 lần (khoảng 20-30ml). Ăn sau khi ăn cơm khoảng 30 phút. Có thể thêm nước ấm với lượng 2-3 lần trứng giấm hoặc thêm mật ong trộn đều cho dễ uống.

Ngâm đủ thời gian thì gắp bỏ vỏ trứng ra, tiếp tục ngâm thêm
Lượng trứng giấm cần uống phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đây là thực phẩm an toàn lành mạnh nên có thể yên tâm ăn mà không lo gây hại.

Lưu ý:
Đây là món ăn gia truyền từ xa xưa, khi ăn cần căn cứ vào sức khỏe bản thân để lựa chọn liều lượng phù hợp. Nhớ kết hợp với nước ấm để uống. Nếu có phản ứng khác thường, bạn không cần lo lắng vì đây không phải là món ăn gây nguy hiểm.
Phải đảm bảo chọn trứng tươi, sạch sẽ, giấm tốt. Thời gian ngâm phải đủ để vỏ trứng mềm ra, chuyển hóa canxi trong vỏ trứng vào hỗn hợp.
Món ăn này là thực phẩm nên không phải kiêng kỵ khi bạn đang uống các loại thuốc chữa bệnh khác. Món ăn này phù hợp cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Món ăn này có khẩu vị hơi khó chịu, không phải ai cũng có thể thích ăn. Tùy cách pha chế của mỗi người sẽ làm cho món trứng dễ ăn hơn.
Trứng làm xong có thể bảo quản trong tủ lạnh. Không nên để tùy tiện ra ngoài hoặc không đậy nắp kín làm bốc mùi trong nhà.
Nếu bạn ăn thấy hợp, muốn tiếp tục ăn thì nên ngâm sớm để duy trì lịch ăn liên tục. Nếu ăn 1 quả trong 3 ngày và phải ngâm trong 2 ngày, thì hãy ngâm trước khi ăn hết mẻ trước.
Một số người có bệnh xuất huyết não hay tim mạch, dạ dày khi ăn món này có thể có những phản ứng ợ chua hoặc khó chịu. Nặng hơn có thể bị đi ngoài phân lỏng, phân đen, xì hơi. Nhưng thông thường, không cần quá lo lắng, kiên trì ăn 3-4 ngày sẽ bình thường trở lại.

Trứng thành phẩm sau khi đánh nhuyễn
Theo Trí Thức Trẻ
- Sức khỏe9 phút trước0 giờ, người đàn ông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị đâm thủng tim, máu phun thành vòi và ngưng tim 3 lần trước lúc vào viện.
- Sức khỏe15 phút trước"Điểm chết" mà chúng ta đang nói đến là "xoang động mạch cảnh" - một huyệt đạo rất nhạy cảm ở cổ.
- Sức khỏe2 giờ trướcCà chua là một loại quả quen thuộc, chứa nhiều vitamin bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách loại quả này có thể gây độc, nguy hại cho sức khỏe của bạn.
- Sức khỏe5 giờ trướcTình trạng nghẹt tai khá phổ biến, có thể là do ù tai, ngồi máy bay, tiếng ồn… sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên tình trạng nghẹt tai trong thời gian dài cảnh báo bệnh nguy hiểm.
- Sức khỏe10 giờ trướcBố mẹ bé Jiejie (Vũ Hán, Trung Quốc) tá hỏa khi nhận kết quả con trai mình bị u nang dây thanh quản khi chỉ mới 5 tuổi.
- Sức khỏe1 ngày trướcTập thể dục đều đặn là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe và giảm cân, nhưng vào mùa hè, bạn cần lưu ý 5 điều sau kẻo chấn thương và làm mất hiệu quả tập luyện.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin chiều 17/4 của Bộ Y tế cho biết có 8 ca mắc mới COVID-19 là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay tại Kiên Giang, Khánh Hoà và Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 2.781 ca bệnh.
- Sức khỏe1 ngày trướcMặc dù ngô liên tục được miêu tả là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để ăn, nhưng có một số mặt trái tiềm ẩn cần biết nếu bạn ăn ngô đều đặn mỗi ngày.
- Sức khỏe1 ngày trướcBản tin 6h sáng ngày 17/4 của Bộ Y tế cho biết có 1 ca mắc COVID-19 tại Bắc Ninh. Đây là ca bệnh nhập cảnh đã cách ly ngay. Hiện cả nước có hơn 40.000 người đang cách ly chống dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe2 ngày trướcBản tin chiều 16/4 của Bộ Y tế cho biết có thêm 14 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Khánh Hoà, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An và Quảng Nam. Việt Nam hiện có 2772 bệnh nhân. Trong ngày có 30 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.