Không muốn hỏng hết gan thận thì đừng bao giờ uống nước kiểu này

Uống nước tưởng là chuyện đơn giản nhưng nếu làm sai cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu, tim, gan, thận...

Uống nước tưởng là chuyện đơn giản nhưng nếu làm sai cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu, tim, gan, thận...

Không muốn hỏng hết gan thận thì đừng bao giờ uống nước kiểu này-1
Ảnh minh họa: Internet

Uống quá nhiều nước

Chúng ta vẫn thường được nghe lời khuyên phải uống 8 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Lượng nước nạp vào cơ thể cần vào dựa trên thể trạng riêng của mỗi người, không nên áp đặt một công thức chung.

Uống quá nhiều nước khiến có thể bị trữ nước, gây sưng phù nề, thậm chí có thể dẫn tới ngộ độc ước, đặc biệt là những người có chức năng thận kém.

Uống nước quá ít: đường huyết bị phá hủy

Những người mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có 3 triệu chứng điển hình, đi tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều thực phẩm. Những người bị bệnh tiểu đường để tránh đi tiểu nhiều nên nhiều người lựa chọn khống chế lượng nước đi vào cơ thể.

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh này việc uống nhiều nước lại là biểu hiện của sự tự bảo vệ. Nước có thể làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường và thúc đẩy sự bài tiết đường huyết trong cơ thể nhanh chóng ra ngoài, giúp đường huyết ổn định.

Các chuyên gia nhắc nhở rằng đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể con người đổ mồ hôi nhiều. Nếu người mắc bệnh tiểu đường vẫn hạn chế uống nước, có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Thời gian dài thiếu nước, cũng có thể là do máu trong cơ thể đặc, dẫn đến bệnh mạch máu do tiểu đường.

Không muốn hỏng hết gan thận thì đừng bao giờ uống nước kiểu này-2
Uống quá nhiều nước khiến có thể bị trữ nước, gây sưng phù nề, thậm chí có thể dẫn tới ngộ độc ước, đặc biệt là những người có chức năng thận kém. Ảnh minh họa: Internet

Uống ngụm nước lớn trong một hơi: phá hủy tim

Thời tiết nóng, rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim.

Hơn nữa, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri máu.

Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.

Không muốn hỏng hết gan thận thì đừng bao giờ uống nước kiểu này-3
Uống trà đặc ngay sau khi uống rượu có thể làm tổn thương thận. Ảnh minh họa: Internet

Uống các loại nước khác thay cho nước lọc

Nếu bạn thích uống nước ngọt có ga, nước ép, cà phê... và nghĩ rằng chúng có thể thay thế cho nước lọc thì đó là một quan niệm hoàn toàn sai.

Các loại nước này thường có nhiều đường, phố pho. Chúng sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn tới xuất hiện sỏi thận.

Ngoài ra, đồ uống nhiều đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút, tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tiểu đường. Các bệnh lý này là yếu tố quan trọng gây hại cho sức khỏe của thận.

Không muốn hỏng hết gan thận thì đừng bao giờ uống nước kiểu này-4
Nếu bạn thích uống nước ngọt có ga, nước ép, cà phê... và nghĩ rằng chúng có thể thay thế cho nước lọc thì đó là một quan niệm hoàn toàn sai. Ảnh minh họa: Internet

Uống trà đặc sau khi uống rượu

Uống trà đặc ngay sau khi uống rượu có thể làm tổn thương thận. Nhiều người cho rằng uống trà giúp giải rượu nhưng các chuyên gia lại chỉ ra điều ngược lại. Chất kiềm tỏng lá trà có thể nhanh chóng tác động đến thận, có tác dụng lợi tiểu. Uống trà sau khi uống rượu là thời điểm thận chưa kịp phân hủy, bài tiết hết lượng rượu, kích thích một số lượng lớn ethanol vào thận, dẫn đến hậu quả là chức năng thận bị tổn thương do làm việc quá tải.

Chỉ uống khi thấy khát

Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết.

Ngoài ra, nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.

Chính vì vậy, tốt nhất nên uống điều độ để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.

Không muốn hỏng hết gan thận thì đừng bao giờ uống nước kiểu này-5
Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi tập thể dục cường độ cao

Theo các chuyên gia, nước có lợi cho sức khỏe trong mùa hè là nước ấm. Tốt nhất là uống ít hoặc không uống nước đá, đặc biệt là những người vừa tập thể dục hoặc lao động nặng. Sau khi tập thể dục, nhịp tim tăng cao, telangiectasia bị giãn, nếu ngay lập tức uống nước, đặc biệt là đồ uống lạnh, dễ gây tổn thương cho tim, lá lách và thận, thậm chí gây tử vong.

Những người bình thường khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không có cảm giác khát, sau khi uống nước không có cảm giác bị no căng hay đầy chướng bụng được xem là đã uống đủ nước. Đây chính là nguyên tắc tự nhận biết nhu cầu nước mà cơ thể cần. Nếu bạn muốn uống nước, mà vẫn có thể uống được, không bị "chối" thì bạn cứ nên tiếp tục uống.

Không muốn hỏng hết gan thận thì đừng bao giờ uống nước kiểu này-6

Đối với những người có chức năng nội tạng dạ dày, gan, thận, tim không tốt thì cách uống nước đúng nhất chính là xem khả năng bài tiết mồ hôi và nước tiểu của bản thân để quyết định việc uống nước.

Bởi vì nếu uống quá nhiều nước, bạn có thể bị trữ nước, gây sưng phù nề, thậm chí còn có thể bị ngộ độc nước. Đối với những người chức năng thận kém, có xuất hiện phù nề, nếu đang điều trị tiêu sưng, thì lượng nước thải ra có thể tương đương với lượng nước uống vào.

Những người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, nên nuôi dưỡng thói quen uống nhiều nước, để phát huy tác dụng dùng nước để tẩy rửa vi khuẩn gây nhiễm trùng, tránh việc tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Những người có bệnh sỏi thận cũng nên uống nước nhiều hơn những người bình thường, duy trì việc làm tăng nhanh quá trình bài tiết và đào thải nước tiểu, thúc đẩy toàn bộ những chất cặn bã, canxi tích tụ trong thận được nhanh chóng bài tiết ra khỏi cơ thể, không để chúng hình thành sỏi.

Theo Tiền Phong


uống nước

uống nước đúng cách


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.