- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kiểu uống nước khiến hạt vi nhựa tích tụ trong não, gan, thận, là “đồng phạm” của tế bào ung thư
Mới đây, bác sĩ chuyên khoa gan mật ở Đài Loan (Trung Quốc) đã cảnh báo kiểu uống nước khiến hạt vi nhựa tích tụ trong gan, thận, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Kiểu uống nước khiến hạt vi nhựa tích tụ trong cơ thể
Mới đây, bác sĩ Tiền Chính Hoằng, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Điều trị Bệnh Gan - Mật, Bệnh viện Chang Gung Memorial ở Đài Loan (Trung Quốc) đã cảnh báo mọi người rằng uống nước đóng trong chai nhựa, cốc nhựa có thể khiến các hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể.
Bác sĩ Tiền Chính Hoằng cho biết, nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống nước đóng chai có thể nuốt thêm 90.000 hạt vi nhựa mỗi năm, trong khi những người uống nước máy chỉ nuốt khoảng 4.000 hạt vi nhựa.
Những người thường xuyên uống nước đóng chai có thể nuốt thêm 90.000 hạt vi nhựa mỗi năm. (Ảnh minh họa: ABC News)
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Nature Medicine vào tháng 2 năm 2025 đã xác nhận rằng tác động của hạt vi nhựa lên cơ thể con người đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Một nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Khoa học Dược phẩm thuộc Đại học New Mexico, Mỹ đã tiến hành phân tích mẫu nội tạng của 28 người tử vong vào năm 2016 và 24 người tử vong năm 2024.
Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hạt vi nhựa trong não, gan và thận của họ. Trong số đó, lượng hạt vi nhựa trong não cao gấp 7-30 lần so với lượng hạt vi nhựa tìm thấy trong gan và thận. Lượng hạt vi nhựa trong não của những người tử vong vào năm 2024 đã tăng 50% so với những người tử vong vào năm 2016. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lượng hạt vi nhựa trong não người có xu hướng tăng đáng kể theo thời gian.
Nghiên cứu tìm ra hạt vi nhựa trong não, gan và thận của con người. (Ảnh minh họa: CBS News)
Hạt vi nhựa có thể là "đồng phạm" của ung thư
Bác sĩ Tiền Chính Hoằng cũng tiết lộ thêm rằng hạt vi nhựa có thể là “đồng phạm” của ung thư đại trực tràng. Bác sĩ Tiền Chính Hoằng đã trích dẫn nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Chemosphere vào năm 2024 do chuyên gia Brynzak-Schreiber và các đồng nghiệp đến từ Đại học Vienna, Áo thực hiện.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hạt vi nhựa có thể tích tụ trong tế bào ung thư đại trực tràng, làm tăng chuyển động của tế bào và có thể thúc đẩy sự lây lan của ung thư trong quá trình thử nghiệm.
Bác sĩ tiết lộ hạt vi nhựa có thể là “đồng phạm” của ung thư đại trực tràng. (Ảnh minh họa: News Medical)
Bác sĩ Tiền Chính Hoằng cho biết hiện nay, hạt vi nhựa có thể gây ô nhiễm không khí, gây hại cho hệ sinh thái biển. Chúng có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người và tiến vào cơ thể chúng ta.
Bác sĩ Tiền Chính Hoằng khuyến cáo việc sử dụng các thực phẩm được đóng gói trong túi nhựa, cốc nhựa, đặc biệt là các thực phẩm nóng như canh, cà phê, trà nóng,... cũng có thể khiến hạt vi nhựa dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.
Do đó, chuyên gia y tế khuyến cáo, để giảm thiểu nguy cơ, mọi người nên hạn chế sử dụng hộp nhựa, cốc nhựa, cốc giấy dùng 1 lần, túi ni lông,... để đựng thức ăn hoặc các vật dụng cần thiết. Thay vào đó, mọi người nên sử dụng cốc giữ nhiệt, cốc thủy tinh, hộp thủy tinh, hộp tráng men để đựng thực phẩm và dùng túi vải để đựng đồ dùng.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn
-
Sức khỏe3 giờ trướcViệc xây dựng những thói quen buổi sáng tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTỏi ngâm mật ong là bài thuốc phòng và điều trị cúm các gia đình có thể sử dụng trong điều kiện thời tiết dễ khiến bệnh này lây lan.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNghiên cứu mới cho thấy vi nhựa có trong trái cây và rau quả quen thuộc được chúng ta tiêu thụ hàng ngày.
-
Sức khỏe6 giờ trướcVì chủ quan và nhập viện quá muộn, siêu mẫu này tử vong chỉ sau 72 giờ, dù các bác sĩ hết lòng chạy chữa.
-
Sức khỏe18 giờ trướcChuyên gia nêu lý do nhiều người tiêm vaccine cúm vẫn bị nhiễm cúm.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTheo TS.BS Vũ Viết Sáng, Phó Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, BV 108, quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp tử vong do mắc bệnh gây bởi vi khuẩn màng não cầu.
-
Sức khỏe23 giờ trướcBan đầu bé bị sốt, ho và sổ mũi, ngày hôm sau bắt đầu sốt cao, khó thở, được chẩn đoán mắc cúm A. Do biến chứng sốc nhiễm trùng và nghi ngờ bị não hoại tử cấp, bé đã tử vong sau 1 tuần nằm viện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrước diễn biến phức tạp của cúm mùa, nhiều gia đình trong đó có người già, trẻ nhỏ đã đưa nhau đi tiêm phòng vắc xin. Tại các cơ sở của một trung tâm tiêm chủng, số lượng bệnh nhân xếp hàng chờ đợi tăng gần 200% so với ngày thường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLạm dụng Tamiflu, ngoài việc tốn tiền còn không mang lại hiệu quả, khiến tình trạng kháng thuốc gia tăng, vậy bị cúm khi nào dùng Tamiflu?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMay mắn thoát khỏi căn bệnh ung thư vú, người phụ nữ này thề sẽ không bao giờ dùng những vật dụng nhà bếp này nữa.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột trong hai loại nước này một lít có thể chứa trung bình 240.000 hạt nhựa từ 7 loại nhựa, trong đó 90% được xác định là nhựa nano và phần còn lại là hạt vi nhựa.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrẻ mắc cúm A nếu không hạ sốt kịp thời có nguy cơ lên cơn co giật. Một số bệnh nhi có thể gặp biến chứng viêm phổi, viêm não.