- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao nhiều người tiêm vaccine cúm vẫn bị nhiễm cúm?
Chuyên gia nêu lý do nhiều người tiêm vaccine cúm vẫn bị nhiễm cúm.
PGS.TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lý giải, vaccine cúm sẽ có hiệu lực bảo vệ lên đến 90% đối với những chủng có trong vaccine, còn về tổng thể với tất cả các chủng cúm mùa, hiệu lực bảo vệ của vaccine chỉ là 50-60%. Đây chính là nguyên nhân nhiều người đã tiêm vaccine cúm nhưng vẫn mắc cúm.
Virus cúm liên tục thích nghi và thay đổi mỗi năm, năm nay chủng này lưu hành, năm khác chủng khác lưu hành. Vì thế hiệu quả bảo vệ của vaccine cúm cũng khác nhau qua các năm. Miễn dịch có được từ vaccine hoặc do tự nhiễm lần trước không thể bảo vệ khỏi chủng virus trong lần sau, nhất là khi nồng độ kháng thể bảo vệ có thể giảm theo thời gian.
Tuy hiệu lực bảo vệ không cao nhưng vaccine cúm giúp giảm khả năng chuyển nặng hoặc gặp biến chứng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, nhóm trẻ (6 tháng đến 17 tuổi) được tiêm vaccine cúm đã giảm tình trạng gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe 59 - 67%, giảm khả năng nhập viện vì cúm 52- 61%.
Đồng thời, vaccine cúm mang lại hiệu quả bảo vệ cho cả người lớn, giảm nguy cơ thăm khám bệnh do cúm 33 - 49%, giảm khả năng nhập viện 41 - 44%. Ở người cao tuổi, vaccine cúm cũng hạ thấp tỷ lệ nhiễm cúm, thăm khám bác sĩ hơn.
PGS.TS Thái cũng phân tích thêm, ở Việt Nam, tỷ lệ người dân chích ngừa vaccine cúm còn quá thấp (chỉ khoảng 5-6%), tỷ lệ này tạo áp lực không đáng kể lên virus. Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, tỷ lệ người dân chích ngừa cúm rất cao (80-90%) nên hiệu lực bảo vệ của vaccine trong cộng đồng cao.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine cúm cũng khác nhau qua các năm. (Ảnh minh họa)
Thời điểm nào phù hợp để tiêm phòng cúm?
Theo PGS.TS Phạm Quang Thái, nếu chích ngừa vaccine cúm vào đầu mù thì hiệu quả bảo vệ sẽ cao. Đó là hai thời điểm trong năm: tháng 5 và tháng 6 hoặc tháng 11 và tháng 12. Còn ở nước ta, virus cúm thường lây lan vào mùa thu và mùa đông, với hoạt động đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 hằng năm. Vì vậy nên tiêm vaccine vào mùa thu (trước khi trời trở lạnh) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Vaccine cúm phải mất một khoảng thời gian nhất định (khoảng 2 tuần) cơ thể mới sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi cúm mùa.
Vaccine cúm hiện có giá dao động trên dưới 360.000 đồng/mũi. Vaccine cúm lưu hàng trên thị trường là vaccine tứ giá, phòng 4 chủng cúm gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria)
'Không nên đổ xô đi tiêm vaccine cúm'
Từ sau Tết, người dân đổ đến các điểm tiêm chủng dịch vụ để chích ngừa vaccine cúm. Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết số người đi chích ngừa vaccine cúm tăng lên 10 lần khiến đơn vị này phải mở rộng khung giờ tiêm chủng để phục vụ người dân.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, do tâm lý lo sợ nên nhiều người đổ xô đi chích ngừa vaccine. Trong khi đó, chúng ta cần chích ngừa hàng năm cho nhóm nguy cơ. Các nhóm được ưu tiên chích ngừa gồm: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người trẻ hay bệnh vặt. Còn những người trẻ, trung niên khỏe mạnh bình thường thì không nên quá lo lắng mà đổ xô đi chích ngừa.
Bác sĩ Khanh cũng phân tích thêm, để phòng cúm, ngoài vaccine, người dân cần đeo khẩu trang và rửa tay khi cần thiết. Dự báo thời gian tới, thời tiết ấm lên, cúm sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Theo VTCnews
-
Sức khỏe3 giờ trướcTheo TS.BS Vũ Viết Sáng, Phó Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, BV 108, quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp tử vong do mắc bệnh gây bởi vi khuẩn màng não cầu.
-
Sức khỏe8 giờ trướcBan đầu bé bị sốt, ho và sổ mũi, ngày hôm sau bắt đầu sốt cao, khó thở, được chẩn đoán mắc cúm A. Do biến chứng sốc nhiễm trùng và nghi ngờ bị não hoại tử cấp, bé đã tử vong sau 1 tuần nằm viện.
-
Sức khỏe12 giờ trướcTrước diễn biến phức tạp của cúm mùa, nhiều gia đình trong đó có người già, trẻ nhỏ đã đưa nhau đi tiêm phòng vắc xin. Tại các cơ sở của một trung tâm tiêm chủng, số lượng bệnh nhân xếp hàng chờ đợi tăng gần 200% so với ngày thường.
-
Sức khỏe12 giờ trướcLạm dụng Tamiflu, ngoài việc tốn tiền còn không mang lại hiệu quả, khiến tình trạng kháng thuốc gia tăng, vậy bị cúm khi nào dùng Tamiflu?
-
Sức khỏe12 giờ trướcMay mắn thoát khỏi căn bệnh ung thư vú, người phụ nữ này thề sẽ không bao giờ dùng những vật dụng nhà bếp này nữa.
-
Sức khỏe13 giờ trướcMột trong hai loại nước này một lít có thể chứa trung bình 240.000 hạt nhựa từ 7 loại nhựa, trong đó 90% được xác định là nhựa nano và phần còn lại là hạt vi nhựa.
-
Sức khỏe15 giờ trướcTrẻ mắc cúm A nếu không hạ sốt kịp thời có nguy cơ lên cơn co giật. Một số bệnh nhi có thể gặp biến chứng viêm phổi, viêm não.
-
Sức khỏe15 giờ trướcTía tô là loại rau gia vị tốt cho sức khoẻ nên nhiều người vẫn thường đun nước lá tía tô để uống, vậy một ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô?
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhắc đến tác dụng tăng sức đề kháng cho người bệnh cảm cúm, nhiều người nghĩ ngay đến cam nhưng hóa ra không phải.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước gừng sả là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy uống nước gừng sả mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐã tiêm vaccine có bị cúm nữa không là băn khoăn được rất nhiều người quan tâm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhó tin được kết quả sau 1 năm ăn cà chua mỗi ngày của người phụ nữ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐậu xanh tía tô là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nguyên liệu quý giá từ thiên nhiên, mang đến giải pháp tuyệt vời cho lá gan khỏe mạnh.