- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lầm tưởng về vitamin D dẫn tới bổ sung không đúng cách
Vitamin D là một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, được sản xuất qua da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, qua thực phẩm và chất bổ sung. Thiếu hoặc thừa vitamin D đều có hại...
Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về vitamin D , dẫn tới tình trạng thiếu hụt hoặc thừa chất dinh dưỡng này:
1. Cho rằng càng nhiều vitamin D thì càng tốt
Thông thường, liều dùng cho người lớn từ 19 đến 70 tuổi là 15 mcg (600 IU) và người lớn từ 71 tuổi trở lên là 20 mcg (hoặc 800 IU). Giới hạn tối đa hàng ngày là 4.000 IU đối với người từ 9 tuổi trở lên.
Nếu bổ sung vitamin D nhiều hơn liều thông thường có thể gây ngộ độc. Vitamin D làm tăng khả năng hấp thụ canxi, do đó dùng quá liều có thể gây tích tụ canxi trong cơ thể. Các triệu chứng ngộ độc vitamin D bao gồm: Buồn nôn, nôn, đi tiểu thường xuyên, yếu, đau xương và đau thận.
2. Phơi nắng giúp cơ thể sản xuất đủ vitamin D
Vitamin D được sản xuất khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một số yếu tố như mùa, thời gian trong ngày, lượng mây che phủ, sắc tố da và kem chống nắng… có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin D. Do đó, chỉ phơi nắng cũng chưa thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày mà cần bổ sung qua thực phẩm hoặc chất bổ sung để bù đắp cho sự thiếu hụt này.
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tốt nhất.
3. Bổ sung qua thực phẩm là đủ
Việc bổ sung vitamin D chỉ thông qua thực phẩm thường khó khăn vì rất ít loại thực phẩm có chứa đủ vitamin D.
Thực phẩm phổ biến nhất chứa vitamin D là trứng, pho mát, thực phẩm tăng cường như sữa, ngũ cốc và nấm portobello. Những thực phẩm này chỉ cung cấp một phần nhỏ giá trị hàng ngày vitamin D. Ví dụ, một quả trứng lớn cung cấp 1,1 mcg (44 IU), cung cấp 6% giá trị hàng ngày. Ngũ cốc tăng cường vitamin D cung cấp 2 mcg (80 IU), khoảng 10% giá trị hàng ngày. Lượng vitamin này quá ít so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Do đó, cần kết hợp với việc hấp thụ vitamin D thông qua ánh sáng mặt trời, dùng thực phẩm bổ sung mới có thể đảm bảo đủ lượng vitamin D cần thiết.
4. Thiếu vitamin D chỉ ảnh hưởng đến xương
Vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa xương, ngăn ngừa các bệnh như loãng xương , còi xương . Tuy nhiên, vitamin D còn đảm bảo hoạt động của cơ và hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của nhiều bệnh mạn tính và ung thư.
5. Nếu không có triệu chứng thì không có sự thiếu hụt
Thiếu hụt vitamin D thường không có triệu chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện (mệt mỏi, ngủ không ngon, đau nhức xương, rụng tóc, yếu cơ…) thì tình trạng thiếu hụt vitamin D đã nặng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (rối loạn khoáng hóa xương, gãy xương, suy giảm miễn dịch...).
6. Nhu cầu vitamin D là như nhau
Nhu cầu vitamin D ở mỗi người là khác nhau, không những thế, liều điều trị và liều phòng ngừa cũng khác nhau.
Liều lượng vitamin D trung bình hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi là 400 IU; người lớn là 400-800 IU. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai nhu cầu cao hơn, cần bổ sung 1.000 đến 2.000 IU vitamin D mỗi ngày.
Theo Gia đình và xã hội
-
Sức khỏe1 giờ trướcVì chưa được nhà trường mua BHYT, gia đình ông T. đã phải tự chi trả số tiền lớn để điều trị cho con.
-
Sức khỏe2 giờ trướcTết đến xuân về là dịp để sum vầy bên gia đình, bạn bè và thưởng thức những món ăn ngon. Tuy nhiên, nỗi lo tăng cân luôn thường trực khiến nhiều người e ngại trước những món ăn hấp dẫn.
-
Sức khỏe2 giờ trướcMật ong rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, nếu sử dụng đúng cách sẽ đem lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
-
Sức khỏe4 giờ trướcĐậu bắp, loại quả quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCủ cải được ví như ‘nhân sâm trắng’ bởi những công dụng của nó với sức khỏe, vậy bạn sẽ có những thay đổi gì trong cơ thể khi thường xuyên ăn củ cải.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNhiều người thường treo túi lá ngải cứu ở đầu giường, thỉnh thoảng thay ngải cứu mới; bạn có biết cách làm này có tác dụng gì?
-
Sức khỏe10 giờ trướcUống cà phê vào buổi sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là uống cả ngày.
-
Sức khỏe20 giờ trướcChuyên gia y tế thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do hMPV giúp phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
-
Sức khỏe20 giờ trướcBé gái 6 tuổi đã cố gắng lấy dị vật ra nhưng không thành công. Bác sĩ phải nội soi âm đạo và gắp ra dị vật là đồ chơi trong "túi mù"
-
Sức khỏe21 giờ trướcBệnh thiếu canxi khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng nhiều người vì không biết dấu hiệu thiếu canxi là gì nên không điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe22 giờ trướcSự kết hợp của hai thành phần tự nhiên nổi tiếng là nghệ và mật ong sẽ làm gia tăng lợi ích cho sức khỏe…
-
Sức khỏe1 ngày trướcLộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau tai nạn, bệnh nhân vị vỡ lách độ IV, ít dịch quanh lách, hình ảnh gãy xương sườn 9,10 bên trái, mất máu nhiều.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCanxi là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, vậy thiếu canxi gây ra những bệnh gì?