Người đàn ông ngừng tim 10 phút, cận kề “cửa tử” vì một sai lầm cực hại tim khi tập thể dục

Một số sai lầm khi tập thể dục có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Trường hợp của người đàn ông ở Phúc Kiến, Trung Quốc dưới đây là ví dụ điển hình.

Ngừng tim sau khi mắc 1 sai lầm khi bơi lội
Ông Trần (50 tuổi, ở Tuyền Châu, Phúc Kiến) đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở. Bước đầu các bác sĩ chẩn đoán ông Trần bị nhồi máu cơ tim.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tim phổi cho ông Trần liên tục trong 10 phút thì ông Trần mới khôi phục hô hấp và có lại nhịp tim. Theo đánh giá của các bác sĩ điều trị, tình trạng của ông Trần rất nguy kịch, gần như cận kề “cửa tử” nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ông Trần cũng được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim. Bác sĩ đã tiến hành can thiệp động mạch vành và phẫu thuật đặt stent để điều trị cho bệnh nhân.


Người đàn ông ngừng tim 10 phút, cận kề cửa tử” vì một sai lầm cực hại tim khi tập thể dục-1Bệnh nhân ngừng tim trong 10 phút, rơi vào tình trạng nguy kịch.

Theo người nhà của bệnh nhân chia sẻ, bệnh nhân có sở thích bơi lội, dù đông hay hè bệnh nhân cũng đều đi bơi như một cách tập thể dục, rèn luyện thân thể. Trước khi nhập viện cấp cứu, bệnh nhân cũng đang đi bơi.

Người chứng kiến sự việc và đưa ông Trần vào viện cho biết, lúc đầu ông bơi ở bể nước ấm, tuy nhiên sau đó ông Trần đột nhiên chuyển sang bơi ở bể nước lạnh. Khi bơi vào đến thành bể bơi, ông Trần đột nhiên ôm ngực kêu đau rồi ngất xỉu.

Thấy tình trạng của ông Trần không ổn nên người xung quanh đã gọi cấp cứu và đưa ông đến bệnh viện.

Theo bác sĩ, việc đổi từ bể nước ấm sang bể nước lạnh, đặc biệt là trong thời điểm mùa đông như hiện nay là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp. Cụ thể, bác sĩ giải thích, việc cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ ấm sang lạnh có thể khiến mạch máu bị co thắt, gây tăng giảm huyết áp đột ngột và dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Người đàn ông ngừng tim 10 phút, cận kề cửa tử” vì một sai lầm cực hại tim khi tập thể dục-2Một số sai lầm khi bơi lội có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe. (Ảnh: PaintTEQ)

Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh, ngất xỉu, co giật,...

Bác sĩ khuyến cáo, khi bơi lội trong mùa đông, mọi người cần lưu ý giữ ấm cơ thể bằng khăn ngay khi lên rời khỏi bể bơi, tránh bơi trong nước lạnh. Với các bộ môn tập thể dục ngoài trời như đi bộ, chạy bộ,,... trong mùa đông, mọi người tập luyện trong khoảng 7-9 giờ, tránh tập luyện quá sớm khi nhiệt độ ngoài trời còn thấp.

Cấp cứu cho người bị nhồi máu cơ tim

Khi phát hiện bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và có triệu chứng của ngừng tim, ngừng thở mọi người cần tiến hành hồi sức tim phổi trong thời gian chờ xe cấp cứu tới để giúp người bệnh thoát khỏi nguy hiểm.

Bước 1: Tiếp cận bệnh nhân, ghé sát mũi và miệng của người bệnh để kiểm tra xem bệnh nhân còn thở không.

Bước 2: Dùng ngón tay bắt mạch cảnh, kiểm tra nhịp mạch trong 10s.

Bước 3: Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực để cấp cứu. Thực hiện thổi ngạt sau mỗi 30 nhịp ép tim. Ép tim từ 100 - 120 lần/ phút.

Bước 4: Thực hiện hô hấp nhân tạo trong hồi sức tim phổi.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-dan-ong-ngung-tim-10-phut-can-ke-cua-tu-sau-khi-mac-mot-sai-lam-khi-tap-the-duc-a508136.html

nhồi máu cơ tim


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.