- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người đàn ông 48 tuổi ở Bắc Giang suy đa tạng do sai lầm trong điều trị bệnh gout
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gout từ năm 2016 trên nền bị tăng huyết áp và đái tháo đường. Tuy nhiên, người này không tuân thủ điều trị mà thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau tự điều trị tại nhà.
Ngày 31/12, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp nguy kịch do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
Theo đó, bệnh nhân N.T.K. (nam, 48 tuổi, ở Bắc Giang) nhập viện Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng suy kiệt toàn thân, có dấu hiệu phù, sốt cao kéo dài 39-40°C suốt 10 ngày.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân phải hỗ trợ thở máy do suy hô hấp nặng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có biểu hiện của sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng với các dấu hiệu huyết áp thấp, mạch nhanh, nhịp tim nhanh.
Bệnh nhân suy đa tạng do tự điều trị gout tại nhà. Ảnh: BVCC.
Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gout từ năm 2016 trên nền bị tăng huyết áp và đái tháo đường nhưng không tuân thủ điều trị và thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc.
Hơn 1 tháng trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tổn thương ở cổ chân phải nhưng khi khối u vỡ và chảy dịch, thay vì đến cơ sở y tế, bệnh nhân lại tự điều trị tại nhà.
Thời gian đầu, bệnh nhân cố chịu đựng, tuy nhiên, khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn với các biểu hiện sốt cao liên tục (39 – 40 độ), vết thương chảy mủ nhiều hơn, sưng đau và nhiễm trùng lan rộng. Thấy tình trạng nguy cấp, gia đình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế địa phương, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.
Theo ThS.BS Lương Hương Giang, Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân có tổn thương xuất phát từ việc khối u tại cổ chân (khối u là do tinh thể acid uric lắng đọng lại tại mô mềm sau một thời gian dài không kiểm soát acid uric máu) – một dấu hiệu đặc trưng của bệnh gout – bị vỡ. Thay vì đến bệnh viện để được xử lý đúng cách, bệnh nhân tự bôi thuốc và tiêm thuốc tại nhà, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng.
Hệ lụy khôn lường khi tự điều trị gout tại nhà
Theo bác sĩ Giang, với bệnh nhân trên, thói quen lạm dụng thuốc giảm đau không chỉ khiến bệnh gout tiến triển xấu hơn mà còn làm suy yếu sức đề kháng, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và gia tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Trước đó tại các khớp của bệnh nhân cũng đã biến dạng tạo ra các u cục tại các khớp với kích thước to, nhỏ khác nhau làm giảm khả năng vận động, gây đau nhức mãn tính.
"Bệnh gout nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như lắng đọng acid uric lâu ngày gây tổn thương thận, suy thận hoặc làm biến dạng khớp, khiến bệnh nhân đau nhức mãn tính và giảm khả năng vận động. Đặc biệt, khi tổn thương từ bệnh gout bị nhiễm trùng, nguy cơ dẫn đến viêm mô bào nặng hoặc nhiễm trùng huyết là rất cao, đe dọa tính mạng", BS Giang nhấn mạnh.
Qua trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo, người mắc gout cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu để hạn chế các biến chứng.
Những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp và đái tháo đường cần tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Đồng thời, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin (như nội tạng động vật, hải sản) và rèn luyện lối sống lành mạnh.
Đặc biệt, không tự ý uống, tiêm thuốc giảm đau để tránh biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Theo Giadinhxahoi
-
Sức khỏe5 giờ trướcNgày 5/1, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi 12 tuổi rách giác mạc, phải cắt cụt tay vì tự chế pháo.
-
Sức khỏe8 giờ trướcBộ Y tế bám sát diễn biến lây lan của virus HMPV ở Trung Quốc để chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác...
-
Sức khỏe12 giờ trướcBé gái 4 tuổi ở Đồng Nai tử vong sau khi kết quả xét nghiệm mắc bệnh ho gà. Điều tra dịch tễ cho thấy bé không được tiêm chủng đầy đủ, gia đình không lưu giữ thông tin tiêm ngừa.
-
Sức khỏe12 giờ trướcVirus HMPV - loại virus đang lây ở Trung Quốc có triệu chứng ra sao và nguy hiểm thế nào?
-
Sức khỏe14 giờ trướcMùa đông tại Hà Nội là thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất do khí thải khó phát tán nên lưu lại ở tầng thấp.
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhi người thân bị ung thư, bà X. luôn lo lắng mình sẽ mắc bệnh nan y nên ăn kiêng thái quá và rơi vào hoang tưởng.
-
Sức khỏe18 giờ trướcMong muốn đi khám “để yên tâm đón Tết”, người đàn ông bàng hoàng khi phát hiện ung thư từ thói quen suốt 20 năm qua.
-
Sức khỏe19 giờ trướcGia đình bé gái tử vong do mắc bệnh ho gà cho biết, do bận công việc nên không có thời gian để đưa con đi tiêm phòng và cũng không nhớ lịch sử tiêm phòng của con.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ là thắc mắc được nhiều người quan tâm, cùng chuyên gia tìm câu trả lời ngay dưới đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐi bộ mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng những người mang bệnh lý dưới đây không nên tham gia hoạt động đi bộ thể dục.
-
Sức khỏe2 ngày trướcLà một trong những người có tuổi thọ cao nhất Trung Quốc, nhiều người cho rằng cụ Lin Shemu sẽ có những bí quyết giữ gìn sức khỏe khắt khe. Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBơ là loại quả nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những người nên ăn quả bơ thường xuyên.
-
Sức khỏe2 ngày trướcGấc không chỉ là nguyên liệu giúp các món ăn trở nên thơm ngon, đẹp mắt, mà còn có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe2 ngày trướcCác thành phần của cây chay từ quả, lá, vỏ đến rễ đều được dùng làm thuốc. Quả chay trở thành món ăn tốt cho sức khỏe đặc biệt là cơ quan tiêu hóa.