Người làm việc từ xa sẽ trông như thế nào vào năm 2100

Nếu không có chỗ làm việc phù hợp, những nhân sự làm việc từ xa có thể bị gù lưng, sưng mắt, béo phì và gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần trong tương lai.

Người làm việc từ xa sẽ trông như thế nào vào năm 2100-1

Làm việc từ xa tác động không nhỏ đến sức khỏe của người lao động sau 73 năm nữa.

Các nhà nghiên cứu tại công ty nội thất Furniture at Work đã tạo ra một mô hình cho thấy những người làm việc tại nhà sẽ trông như thế nào trong nhiều năm tới, theo LADbible.

Từ khi đại dịch bùng phát, nhiều người đã chuyển sang làm việc tại nhà. Làm việc từ xa (remote working) cũng trở thành xu hướng được ưa chuộng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhóm theo đuổi hình thức này vẫn chưa thiết lập một khu vực làm việc thích hợp. Một số người thậm chí xử lý nhiệm vụ được giao ngay trên ghế sofa hoặc giường ngủ.

Anna, một mô hình được các nhà nghiên cứu thiết kế, với mục đích cho người xem nhìn thấy họ sẽ thay đổi ngoại hình ra sao vào năm 2100.

Người làm việc từ xa sẽ trông như thế nào vào năm 2100-2Người làm việc từ xa sẽ trông như thế nào vào năm 2100-3
Tư thế làm việc ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi ngoại hình.

Theo mô tả, Anna bị gù lưng, có đôi mắt thâm quầng, sưng húp do nhìn chằm chằm vào màn hình cả ngày và đôi tay co lại giống như móng vuốt. Bên cạnh đó, Anna cũng tăng cân khá nhiều, hệ thống miễn dịch yếu do không có không khí trong lành và ít tập thể dục.

Anna được tạo ra sau một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Leeds. Từ dữ liệu nhận được, các nhà phân tích phát hiện ra rằng 1/3 số người làm việc tại nhà ở Vương quốc Anh không có không gian làm việc riêng.

Đó là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, thay đổi vẻ ngoài.

“Anna thể hiện nhiều tác động vật lý do sử dụng công nghệ liên tục, tiếp xúc với màn hình và ngồi ở tư thế xấu. Ngoài ra, cô ấy cũng có các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tinh thần”, đại diện Furniture at Work giải thích.

Để tạo dựng diện mạo của nhân viên làm việc từ xa trong tương lai, công ty nội thất này đã sử dụng nghiên cứu khoa học và cộng tác với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Người làm việc từ xa sẽ trông như thế nào vào năm 2100-4Người làm việc từ xa sẽ trông như thế nào vào năm 2100-5
Lưng của Anna bị gù sau thời gian dài ngồi sai tư thế.

Thông qua mô hình này, họ muốn kêu gọi nhóm lao động “work from home” nên thực hiện một số biện pháp để giữ cho bản thân khỏe mạnh.

“Những ai chọn cách làm việc này nên thường xuyên nghỉ giải lao để vươn vai, vận động cơ thể nhằm tránh đau lưng và cổ”, Brian Clark, người sáng lập United Medical Education, cho biết.

Clark cũng gợi ý việc thiết lập một góc không gian phù hợp để sử dụng khi cần xử lý công việc.

Sarah Gibson, Giám đốc của Proactive Healthcare, khuyên mọi người nên thực hiện quy tắc 20-20-20 để cho mắt được nghỉ ngơi.

“Tuân theo 20-20-20 là một cách tuyệt vời để bảo vệ đôi mắt sau thời gian dài liên tục nhìn vào thiết bị điện tử. Hãy rời mắt khỏi màn hình sau mỗi 20 phút trong 20 giây và tập trung vào thứ gì đó cách xa 20 feet (6,1 m)”, Gibson chia sẻ.

Theo Business Insider, các nhà quản lý đang hy vọng có thể lôi kéo người lao động quay trở lại văn phòng làm việc. Trong khi đó, các nhân sự cho rằng họ đáp ứng đủ điều kiện để có thể làm việc ở bất cứ đâu.

Đặc biệt, các công ty ở Thung lũng Silicon, nơi từng dẫn đầu về xu hướng làm từ xa, đang gặp chật vật, thậm chí gây ra căng thẳng trong quá trình dịch chuyển nhân sự từ nhà quay lại công ty, CNN đưa tin.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://lifestyle.zingnews.vn/nguoi-lam-viec-tu-xa-se-trong-nhu-the-nao-vao-nam-2100-post1440940.html?fbclid=IwAR2QAmBPhV6jPfPEW1bMCbhHaZZsp9MLRteOajDnKQy7fshmxOk8YK_IEAY

béo phì

nhân viên văn phòng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.