- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người trẻ chớ chủ quan: BS khuyến cáo đây là loại ung thư thường gặp ở trẻ 9 – 19 tuổi
PGS. TS. Trần Trung Dũng cho biết: Ung thư xương có tần suất phát hiện cao ở trẻ em và trẻ vị thành niên (dao động từ 9-19 tuổi là cao nhất), đây là một thực tế đáng bàn luận.
PGS. TS. Trần Trung Dũng cho biết: Ung thư xương có tần suất phát hiện cao ở trẻ em và trẻ vị thành niên (dao động từ 9-19 tuổi là cao nhất), đây là một thực tế đáng bàn luận.
Chủ quan không đi khám chữa
Đầu năm 2017 em Hà Ngọc Ánh bị ngã xe, cú ngã khiến em không có cảm giác đau đớn nên em không đến bệnh viện kiểm tra. Đến 12/2017 em bắt đầu xuất hiện những cơn đau nhẹ trong xương. Dần dần cường độ đau tăng dần lên.
Đến đầu năm 2018, em vẫn gắng gượng đến trường cùng các bạn, sau đó ít lâu những cơn đau nặng tần suất tăng lên, đi lại đau đến phát khóc và chân sưng to. Ánh cùng bố mẹ ra Hà Nội khám thì được các bác sĩ kết luận ung thư xương (Osteosarcoma).
Ngày 1/6/2018, sau khi mổ chân ở BV Hữu Nghị Việt Đức, bệnh nhân được chuyển sang BV K (Cơ sở Tân Triều) để tiếp tục theo dõi và điều trị. Hai tháng sau khi có kết quả hậu phẫu, em mới bắt đầu điều trị hoá chất.
Bệnh nhân Hà Ngọc Ánh chia sẻ: "Cách đây 3 tháng sau khi làm các xét nghiệm kiểm tra sinh thiết, em nghe bác sĩ nhắc đến căn bệnh ung thư xương, cảm giác lúc đó em suy sụp, vì em nghĩ bệnh ung thư phần lớn chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, những người hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Em còn khá trẻ không nghĩ mình lại mắc bệnh, em chỉ biết tự an ủi mình chiến đấu với bệnh thôi!".
Bệnh nhân Hà Ngọc Ánh (19 tuổi – Thanh Hóa)
Ngọc Ánh cũng cho biết thêm, em sinh hoạt và học tập ở môi trường nội trú nên mọi chế độ đều khoa học và điều độ. Đến giờ em Hà Ngọc Ánh và bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến em mắc bệnh ung thư xương.
Một tuần sau ca phẫu thuật đầu tiên, Ánh nằm liệt giường. Cả thể xác lẫn tinh thần đều bị cơn đau hành hạ. Suốt 3 tháng, Ánh trải qua 4 đợt điều trị, mỗi ngày truyền 4 chai hóa chất và 3 chai dịch. Trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim tiêm.
Bệnh ung thư xương là gì?
Theo thông tin từ Bệnh viện K, ung thư xương là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Khối u này có đặc điểm phát triển rất nhanh, phát triển liên tục, xâm lấn tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn đi cư trú ở rất xa.
Một điều cực kỳ tệ hại của ung thư xương đó là sự di căn thường rất nhanh. Nếu so với khối ung thư khác thì có thể thấy tốc độ di căn của ung thư xương nhanh gấp từ 3 - 4 lần .
Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu như ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay. Ung thư xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ.
Các giai đoạn phát triển ung thư xương
Ung thư xương có tần suất phát hiện cao ở trẻ em và trẻ vị thành niên
Chia sẻ về các ca bệnh về ung thư xương hiện nay, PGS. TS. Trần Trung Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Ung thư xương có tần suất phát hiện cao ở trẻ em và trẻ vị thành niên (dao động từ 9-19 tuổi là cao nhất), đây là một thực tế đáng bàn luận.
Khác với các ung thư khác, ung thư xương bên cạnh nguy cơ tử vong thì nguy cơ trước mắt có thể nhìn thấy đó là sự tàn phế, mất chức năng chi thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt vận động và thẩm mỹ, tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Cũng theo BS Dũng đối với ung thư xương, phẫu thuật đóng vai trò chính trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, chiến lược phẫu thuật là điểm mấu chốt và quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư mà còn ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ, tâm sinh lý và tổng thể là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình.
Việc có được chẩn đoán hoàn chỉnh đóng vai trò rất quan trọng: xác định chẩn đoán ung thư xương; xác định khối u còn tại chỗ, xâm lấn xung quanh hay di căn; u có đáp ứng với các điều trị phối hợp khác như tia xạ hay hoá chất không?
Ung thư xương có tần suất phát hiện cao ở trẻ em và trẻ vị thành niên
Trong chiến lược điều trị chung, các nhà phẫu thuật ung thư xương có kinh nghiệm đã đưa ra những thứ tự ưu tiên trong điều trị ung thư xương.
"Trong đó có cân đong đo đếm giữa việc điều trị triệt để khối u tránh di căn xa (cắt cụt chi thể) và việc phẫu thuật cắt bỏ khối u rộng rãi kèm các biện pháp tạo hình, bảo tồn chức năng chi thể cùng các biện pháp điều trị hỗ trợ nhằm có được một kết quả tốt cho điều trị nhưng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được nâng cao hơn" - BS Dũng cho biết thêm.
Chuyên gia khuyến cáo
Khi tế bào ung thư di căn vào các cơ quan chức năng mang tính quyết định sống còn của cơ thể, thường gặp nhất là di căn lên phổi. Tác động trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo: Khi thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào về xương khớp, chân tay nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.
Theo Trí thức trẻ
-
Sức khỏe46 phút trướcLoại nước này được nhiều người ưa chuộng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, người bị sỏi thận cần hết sức thận trọng.
-
Sức khỏe3 giờ trướcHai cháu bé là anh em ruột sinh năm 2019, 2020 ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn nhiều, co giật toàn thân, da xanh, niêm mạc nhợt, tím đầu chi, tăng tiết đờm dãi khi vào viện. Một cháu tử vong tại bệnh viện, một cháu chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi trung ương.
-
Sức khỏe5 giờ trướcTừng là món ăn quý tộc dành riêng cho vua chúa, loại rau này hiện đã đến gần hơn với bữa ăn của mọi gia đình. Không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon, giòn ngọt, loại rau này còn được ví như "thần dược" với nguồn dinh dưỡng dồi dào và vô số lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe8 giờ trướcSố ca mắc sởi đang có xu hướng tăng nhanh, ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTáo đỏ là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, vậy nhưng ăn táo đỏ khô nhiều có sao không?
-
Sức khỏe11 giờ trướcMặc dù chỉ riêng chế độ ăn kiêng có thể không ngăn ngừa được bệnh thận, nhưng nó chắc chắn có thể giúp giảm nguy cơ và kiểm soát các tình trạng thận hiện có.
-
Sức khỏe22 giờ trướcHai bệnh nhân nặng nhất trong vụ cháy quán cà phê do phóng hỏa đã có cải thiện tích cực, nhưng có thể gặp biến chứng về phổi
-
Sức khỏe22 giờ trướcKỷ tử được biết đến là dược liệu tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được kỷ tử, dưới đây là những người không nên ăn kỷ tử.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTheo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, người bệnh ung thư ở tuyến huyện hay tuyến tỉnh không chữa được thì "cho họ chuyển thẳng lên Trung ương, sao phải bắt họ qua tuyến huyện, rồi lại lên tuyến tỉnh" để xin giấy chuyển viện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 3 ngày xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở, chủ quán thịt chó ở Bà Rịa - Vũng Tàu được xác định mắc bệnh dại và tử vong ngay sau đó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 3 tháng nâng mũi bằng chỉ tại một cơ sở làm đẹp gần nhà, người phụ nữ 25 tuổi ở Hà Nội bất ngờ vì mũi bị sưng đỏ, mưng mủ, thủng và biến dạng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, chuối có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món, dưới đây là lợi ích sức khoẻ không ngờ của chuối luộc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới từ Tây Ban Nha cho thấy sức mạnh bất ngờ của bữa ăn sáng trong việc đẩy lùi một loạt vấn đề tim mạch đáng ngại.