Nguy hiểm khi phơi quần áo trong nhà

Theo các nhà nghiên cứu, mặc quần áo chỉ phơi sấy trong nhà có hại cho sức khỏe con người, nhất là với những ai bị hen suyễn hay dị ứng.

Theo các nhà nghiên cứu, mặc quần áo chỉ phơi sấy trong nhà có hại cho sức khỏe con người, nhất là với những ai bị hen suyễn hay dị ứng.

Khi thời tiết xấu, nhiều gia đình thường phơi quần áo trong nhà thay vì treo ngoài trời. 
 
Thông thường vào mùa đông người ta nghĩ rằng phơi quần áo gần lò sưởi sẽ giúp mau khô hơn. Khảo sát mới đây của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Vật lý Anh cho thấy, tình trạng phơi sấy như thế kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị hen suyễn, cảm cúm, dị ứng. 
 
Mục đích của nghiên cứu này nhằm theo dõi những tác động của việc phơi sấy quần áo một cách thụ động trong nhà đối với sức khỏe con người.
 
Nguy hiểm khi phơi quần áo trong nhà 1
Quần áo phơi trong nhà với độ ẩm cao dễ hình thành nấm mốc. Ảnh: The Herald. 
 
Cuộc khảo sát được thực hiện tại trường Kiến trúc Mackintosh, ở Glasgow (Scotland) với sự tham gia của 100 hộ gia đình, diễn ra vào mùa đông năm 2011. 
 
Kết quả thống kê cho thấy có đến 87% hộ dân trong số này thường giặt và phơi quần áo trong nhà, 2/3 phơi quần áo gần các dụng cụ tản nhiệt như lò sưởi. Kết quả đo độ ẩm ghi nhận có đến 3/4 tổng số căn hộ có độ ẩm không khí trên 30% (trong khi mức trung bình là 15%). Độ ẩm không khí cao chính là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng không khí, khiến bụi bẩn và các bào tử nấm mốc dễ sinh sôi, phát triển. 
 
Các nhà khoa học cho biết những căn hộ nhỏ, kín càng khiến cho hơi nước khó thoát ra ngoài khi mùa đông đến. “Nhiều người đóng kín cửa nhà nhằm tiết kiệm năng lượng lò sưởi hoặc máy điều hòa đồng thời để giảm tiếng ồn, song lại không bố trí hệ thống thông gió tăng cường. Thông thường một mét khối cho phơi phóng vẫn chưa đủ, trong khi người ta còn tận dụng khoảng không phía trên bồn tắm để phơi đồ”, báo cáo của giáo sư Colin Porteous đăng trên trang The Herald . 
 
Sau khảo sát này, các nhà nghiên cứu kiến nghị nên khuyến khích các khu giặt ủi công cộng hoạt động trở lại để giải quyết vấn đề trên. Đây vốn là mô hình phổ biến ở các khu chung cư của Mỹ trong những năm 60. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ, người ta không thích mang quần áo ra ngoài giặt ủi mà tự làm ở nhà. Vài năm trở lại đây, người dân Mỹ đang dần quay lại với hệ thống giặt ủi công cộng vì lo ngại hóa đơn tiền điện tăng cao.
 
Nguy hiểm khi phơi quần áo trong nhà 2
Bào tử nấm độc hại Stachybotrys chartarum hình thành trong sợi vải ẩm mốc. Ảnh: The Herald. 
 
Giáo sư Malcolm Richardson, khoa Vi khuẩn học, Đại học Manchester cho biết, riêng tại Anh, tình trạng nấm mốc trong nhà và một vấn đề khá phổ biến, nó ảnh hưởng tới sức khỏe hàng chục nghìn người. Ông nói: “Người Anh thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi nấm mốc do ở đây không khí ẩm và nhiệt độ thấp. Khi so sánh với các nước như Mỹ hoặc Phần Lan, người dân Anh nhận thức kém hơn về tác hại của nấm mốc đến sức khỏe, điều này rất nguy hiểm, bởi nấm mốc có thể gây tử vong”. 
 
Có hàng trăm nghìn loại nấm mốc, trong đó khoảng 10 loại gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: viêm xoang, viêm phế quản, suy hô hấp, dị ứng. Ví dụ như Stachybotrys chartarum, một loại nấm mốc độc hại, có thể sản sinh bào tử trong cơ quan hô hấp ngay khi hít phải. 
 
Người hít phải những bào tử nấm mốc có thể xuất hiện một trong hai triệu chứng: Một là nhiễm trùng (những người có hệ thống miễn dịch kém thường mắc phải); hai là dị ứng (tức là gây những phản ứng dị ứng như hen suyễn, xoang). Các dấu hiệu của bệnh do nấm mốc gây ra thường là: ho, mệt mỏi kéo dài, đau mắt và vòm họng, đau đầu, kích ứng da hoặc buồn nôn. 
 
Mốc là một dạng hình thù của nấm, được hình thành ở bất cứ nơi nào có độ ẩm hoặc hơi nước đọng lại. Ví dụ như: khu vực vòi sen, máy rửa bát, máy giặt, nhà bếp. Ta còn dễ dàng nhận thấy chúng trên đất ẩm ướt hoặc hốc cây đọng nước. Lụt lội cũng là nguyên nhân dẫn đến nấm mốc. 
 
“Nấm mốc có thể hình thành trong bất kỳ ngôi nhà nào có hệ thống thông gió kém, đặc biệt ở những nơi bị rò rỉ nước. Ví dụ như: khu vực xung quanh bức tranh treo tường, sàn nhà, phía sau ván ốp tường hoặc khung cửa”, giáo sư Richardson lưu ý. Vị giáo sư cũng chỉ ra một số biện pháp bảo vệ tư gia khỏi nấm mốc như: 
 
- Mở cửa sổ hàng ngày, sử dụng quạt để làm thông thoáng nhà cửa và các góc khuất. 
 
- Tu sửa những nơi ẩm ướt kéo dài như sàn nhà, ván ốp tường và cửa sổ. 
 
- Sử dụng chất tẩy rửa để tiêu diệt nấm mốc. Lưu ý nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các loại thuốc này vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe. 
 
- Thường xuyên tẩy rửa phòng tắm, nhà bếp bằng hóa chất. Nên pha loãng hóa chất trước khi lau chùi. 
 
- Sử dụng các loại sơn chống nấm mốc trong nhà tắm và nhà bếp. 
 
- Gác xếp, nhà kho hoặc chuồng chim cũng là nơi hình thành nấm mốc. Cần liên hệ với các nhân viên môi trường để được tư vấn phun xịt thuốc chống nấm mốc.

Theo VNE


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.