- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhiều dây đeo smartwatch chứa hoá chất vĩnh cửu gây hại
Một nghiên cứu mới phát hiện nhiều dây đeo smartwatch chứa perfluorohexanoic acid (PFHxA), một hóa chất thuộc nhóm hóa chất vĩnh cửu PFAS.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology Letters của ACS cho thấy các dây đeo được phân tích hóa học bao gồm sản phẩm từ các thương hiệu lớn như Google, Samsung, Apple, Fitbit và CASETiFY.
Đáng chú ý, Samsung và Apple đều bán dây đeo smartwatch làm từ fluoroelastomer, loại vật liệu hóa học gây tranh cãi chính trong nghiên cứu này, và thậm chí còn đề cập đến những "lợi ích" của nó trên trang web của họ.
Fluoroelastomers là một loại cao su tổng hợp chịu nhiệt và hóa chất, được biết đến với độ bền cao và khả năng chống mài mòn, chống nước, dầu, và hóa chất. Chính vì những đặc tính này mà fluoroelastomers thường được sử dụng trong các sản phẩm cao cấp, bao gồm dây đeo smartwatch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có thể chứa các hóa chất PFAS, gây lo ngại về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Bài nghiên cứu đưa ra mối lo ngại về "nồng độ rất cao của PFHxA có thể dễ dàng được chiết xuất từ bề mặt của các dây đeo đồng hồ làm từ fluoroelastomers". Điều đáng lo ngại hơn nữa là việc mọi người đeo các thiết bị smartwatch này không chỉ trong các hoạt động ban ngày mà còn có thể tiếp xúc với chúng trong suốt cả ngày và đêm. Việc tiếp xúc thường xuyên, lâu dài với các hóa chất này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Dây đeo smartwach chứa fluoroelastomer.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc nhiều dây đeo được quảng cáo cho đối tượng yêu thích thể thao và tập thể dục, điều này có nghĩa là chúng thường được đeo khi tập luyện, tiếp xúc với mồ hôi và các lỗ chân lông mở.
Thực tế đó đáng lo ngại vì các nghiên cứu liên quan cho thấy khoảng 50% tiếp xúc với PFHxA được hấp thụ qua da, và hơn 1/3 sẽ đi vào máu. “Một nghiên cứu cho thấy PFHxA là chất PFAS có nồng độ cao thứ 3 được đo trong mẫu máu toàn phần”, nhóm nghiên cứu cho biết.
PFHxA thuộc nhóm hóa chất đặc biệt nguy hiểm được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, và chúng có tên gọi này vì khả năng tồn tại lâu dài, tránh được chu trình phân hủy tự nhiên trong môi trường. Điều đáng lo ngại là tác động tiêu cực của chúng chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Theo Cục đánh giá Môi trường và Nguy cơ sức khỏe California, tiếp xúc với PFHxA ở mức độ cao hơn mức nhất định có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe, ảnh hưởng đến tuyến giáp, khoang mũi, gan và thai nhi đang phát triển.
Chúng xuất hiện thường xuyên trong các sản phẩm từ mỹ phẩm, dụng cụ nấu ăn đến quần áo và điện tử, và đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ trong các sản phẩm tiêu dùng cũng như công nghiệp, đặc biệt là nhờ vào khả năng chống chịu nhiệt, nước, dầu và mỡ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tác động của PFAS đã được công nhận rộng rãi.
Các hóa chất vĩnh cửu này đã được liên kết với nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm ung thư, và sự hiện diện của chúng đã được ghi nhận trong nguồn nước uống, đất đai và thậm chí trong thực phẩm. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, PFHxA là một trong những sản phẩm phân hủy của các chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS).
Dây đeo vật liệu này khá phổ biến và được cung cấp bởi cả bên thứ ba.
Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào fluoroelastomers, một nhóm cao su tổng hợp được làm từ PFAS, nhằm tìm kiếm sự hiện diện của fluorine và hơn một chục hóa chất độc hại khác. Điều thú vị là các dây đeo đắt tiền lại cho thấy sự hiện diện của các hóa chất độc hại mạnh mẽ hơn so với các dây đeo rẻ tiền.
Trong số 22 dây đeo được phân tích, tất cả các dây đeo làm từ fluoroelastomer đều có sự hiện diện của fluorine. Thật bất ngờ, các dây đeo không được làm từ fluoroelastomer cũng phát hiện có fluorine, dấu hiệu rõ ràng cho sự hiện diện của PFAS.
Một quá trình chiết xuất hóa học sau đó cho thấy PFHxA là hóa chất vĩnh viễn phổ biến nhất trong 9 trong số 22 dây đeo. Trung bình, nồng độ PFHxA đạt 800 phần triệu (ppb), gấp 4 lần mức độ trong mỹ phẩm. Trong một trường hợp, nồng độ lên tới 16.000 phần triệu (ppb).
Alyssa Wicks, đồng tác giả của bài nghiên cứu, khuyến nghị rằng khách hàng nên chọn các dây đeo đồng hồ thông minh và dây đeo thể thao có giá thấp hơn nếu muốn tránh tiếp xúc với PFHxA.
“Nếu người tiêu dùng muốn mua dây đeo có giá cao hơn, chúng tôi đề xuất họ nên đọc mô tả sản phẩm và tránh những dây đeo có ghi là chứa fluoroelastomers”, Wicks nói. Cô gợi ý rằng lần sau khi đi mua dây đeo, hãy tìm từ “fluoroelastomer” và tránh chúng nếu có thể.
Theo VTC News
-
Sức khỏe1 giờ trướcTheo các bác sĩ, tắm khuya hoặc tắm nước lạnh không thể trực tiếp dẫn đến nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Tuy nhiên, việc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến đột quỵ khi tắm muộn.
-
Sức khỏe5 giờ trướcBốn bệnh nhân gồm Ksor S. (24 tuổi), Ksor Sư. (32 tuổi), Nguyễn Ngọc V. (24 tuổi) và Ngọc Anh V. (54 tuổi) cùng trú tại phường 11, TP Vũng Tàu. Trong đó, Ksor S. hôn mê, đang được lọc máu và tiên lượng xấu. 3 bệnh nhân còn lại đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được theo dõi.
-
Sức khỏe7 giờ trướcTừ trường hợp đột tử vào sáng sớm mùa đông, bác sĩ cảnh báo những chi tiết nhỏ trong sinh hoạt có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
-
Sức khỏe18 giờ trướcBổ sung các dưỡng chất cho cơ thể là việc quan trọng, một trong những chất không thể thiếu đó là Omega-3.
-
Sức khỏe19 giờ trướcBánh mì trắng chứa nhiều carbohydrate tinh chế, làm tăng cholesterol xấu và triglyceride trong máu, góp phần gây xơ vữa động mạch. Nên ưu tiên chọn bánh mì nguyên cám, bánh mì đen hoặc bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
-
Sức khỏe23 giờ trướcCục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thông tin về sự cố thu hồi sản phẩm sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước chanh ấm là thức uống tốt cho sức khoẻ và được khuyên nên uống vào buổi sáng, vậy nên uống nước chanh ấm trước hay sau khi ăn sáng?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNam bệnh nhân thường lựa chọn món lẩu trong các bữa ăn tiếp khách. Gần đây, ông sụt cân, mệt mỏi, đi khám phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn 2.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRươi là món ăn ngon, giàu đạm nhưng có hình dạng nhuyễn thể nhiều chân dễ gây sợ hãi và có thể dẫn tới dị ứng.
-
1 ngày trước
-
1 ngày trước
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi thăm khám, bệnh nhân được xác định có tổn thương chẩm phải mạn tính do huyết khối mạn tính hội lưu tĩnh mạch. Đây là nguyên nhân gây ra biểu hiện suy giảm thị lực bên phải của bệnh nhân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNguyên nhân cậu bé 12 tuổi (ở Nga) gặp khó khăn trong việc thở và có mùi khó chịu bốc ra từ mũi suốt nhiều năm là do thiết bị của tai nghe mắc kẹt trong lỗ mũi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại nước này được nhiều người ưa chuộng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, người bị sỏi thận cần hết sức thận trọng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHai cháu bé là anh em ruột sinh năm 2019, 2020 ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn nhiều, co giật toàn thân, da xanh, niêm mạc nhợt, tím đầu chi, tăng tiết đờm dãi khi vào viện. Một cháu tử vong tại bệnh viện, một cháu chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi trung ương.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTừng là món ăn quý tộc dành riêng cho vua chúa, loại rau này hiện đã đến gần hơn với bữa ăn của mọi gia đình. Không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon, giòn ngọt, loại rau này còn được ví như "thần dược" với nguồn dinh dưỡng dồi dào và vô số lợi ích cho sức khỏe.