- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
BS Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM: Những loại thuốc được dùng và tuyệt đối không được dùng sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Sau tiêm vắc xin phòng Covid-19, loại thuốc được dùng và tuyệt đối không được dùng là gì. Ths.BS Nguyễn Hiền Minh, Đơn vị Tiêm ngừa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tư vấn chi tiết.
Nhân viên y tế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tiêm chủng cho người dân.
Các loại thuốc có thể dùng sau tiêm
Bác sĩ Minh cho biết, sau tiêm vắc xin Covid-19, người được tiêm chủng có thể có những triệu chứng thường gặp như: sốt trên 38.5oC, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vắc xin bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.
Cụ thể, có thể dùng Acetaminophen 500mg x 3 lần (uống) /ngày. Tên gọi thông thường có thể là một trong các biệt dược sau: Paracetamol, Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol...
"Thuốc sử dụng an toàn để giảm các triệu chứng khó chịu thông thường như trên sau tiêm vắc xin Covid-19 với cả phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai. Người có suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ khi uống Acetaminophen", bác sĩ Minh Lưu ý.
Người cao tuổi được nhân viên y tế tư vấn trước khi tiêm.
Trường hợp, người được tiêm chủng không giảm sưng đau tại chỗ tiêm và nhức mỏi người sau 2-3 ngày dùng thuốc Acetaminophen hoặc những người từng có tiền sử phản ứng quá mẫn với Acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men Glucose-6- phosphat dehydrogenase ( G6PD), thuốc sử dụng thay thế Acetaminophen là Ibuprofen 400mg x 3 lần (uống)/ ngày.
"Không nên sử dụng Ibuprofen sau tiêm vắc xin Covid-19 ở những người được tiêm chủng là phụ nữ đang mang thai. Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được tư vấn của bác sĩ khi uống Ibuprofen", bác sĩ Minh cho biết.
Một số người có triệu chứng dị ứng ở da như: ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vắc xin Covid-19, sau khi loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc uống nhóm anti-histamin. Người được tiêm chủng cần tiếp tục tự theo dõi sức khỏe để báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng trở nặng khác kèm theo.
Ngoài ra, để giảm các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn sau tiêm vắc xin, bạn có thể uống bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải như: Upsa C 1g, Berocca, Re-Energize uống 1 viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc sau ăn trưa.
Các loại thuốc không dùng sau tiêm vắc xin
Bác sĩ Minh khuyến cáo, sau khi tiêm phòng vắc xin Covid-19 có thể gặp phải những phải ứng thông thường sau tiêm như sưng đau tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.
Nếu người được tiêm chủng vắc xin Covid-19 đang dùng toa thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính: bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét toa thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân.
Với lịch tiêm một số loại vắc xin khác: nên giữ khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa vắc xin Covid-19 và các vắc xin cần thiết khác. Vì hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc phối hợp vắc xin Covid-19 và các vắc xin khác, do vậy Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo: nếu không thể thay đổi lịch tiêm thì nên tiêm vắc xin ở một vị trí khác vị trí đã tiêm vắc xin Covid-19 (cánh tay khác hoặc đùi).
Bác sĩ Minh lưu ý thêm: "Không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin. Đồng thời, các Uỷ ban về tiêm chủng trên thế giới và WHO cũng đang xem xét về việc khuyến cáo những nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch có thể tiêm thêm mũi thứ 3 của vắc xin Covid-19 để tăng cường hiệu lực bảo vệ".
Theo Tổ Quốc
-
Sức khỏe3 giờ trướcĐược mệnh danh là "vua của các loại hạt", hạt óc chó không chỉ là một món ăn vặt hấp dẫn mà còn là một siêu thực phẩm cực giàu dinh dưỡng chứa đựng vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe4 giờ trướcLá tía tô kết hợp với gừng tươi có thể dùng để chữa nhiều bệnh thường gặp, ai cũng cần biết để chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho bản thân và gia đình.
-
Sức khỏe7 giờ trướcTrong nước dùng xương lợn có nhiều collagen, axit amin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, loại thực phẩm này vẫn tiềm ẩn một số mối nguy.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNhiều người trước khi đi ngủ không có biểu hiện bất thường nhưng qua một đêm đã hôn mê hoặc tử vong có thể do đột quỵ gây ra.
-
Sức khỏe12 giờ trướcLoại củ này có vẻ ngoài rất giống nhân sâm nhưng lại có độc, nhiều người không biết đem đi ngâm rượu uống, phải nhập viện cấp cứu.
-
Sức khỏe15 giờ trướcDầu ăn là một phần không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải loại dầu ăn nào cũng tốt cho sức khỏe. Có những loại dầu ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay.
-
Sức khỏe15 giờ trướcSau 3 ngày điều trị tích cực tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, với sự hỗ trợ của các bác sỹ đến từ Bệnh viện Bạch Mai, nhóm trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đã ra viện trong điều kiện sức khỏe ổn định.
-
Sức khỏe16 giờ trướcSau khi tự điều trị mẩn ngứa bằng loại thuốc bôi mua trên mạng không rõ nhãn mác, nam thanh niên ngứa toàn thân, đến viện khám được chẩn đoán nhiễm nấm da toàn thân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các chuyên gia, ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThai phụ người Campuchia "liều mạng" sinh con khi mang trong mình khối u xơ nặng 8kg, tử cung bị xơ hóa, thành tử cung dày tới 10cm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Bắc Giang, cháu Nguyễn Đình D (4 tuổi, trú tại xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng) gặp tình trạng rất hiếm gặp là răng mọc lạc ở sàn mũi phải.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghi 2 đứa trẻ không phải con ruột, anh Trọng lấy mẫu tóc đem xét nghiệm ADN và ân hận vì việc bản thân đã làm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgứa là tình trạng nhiều người hay gặp trong thời tiết lạnh, hanh khô. Ngứa kèm nổi mẩn đỏ cũng có thể là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMướp đắng không chỉ dùng làm rau ăn mà còn được hãm nước uống, vậy uống nước mướp đắng thường xuyên có tốt không?