- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.
Mới 18 tuổi nhưng vừa qua, nam bệnh nhân (ở Quảng Châu, Trung Quốc) đã phải nhập viện cấp cứu do đột quỵ lúc nửa đêm.
Theo chia sẻ từ gia đình, sau khi thức dậy, bệnh nhân đột nhiên cảm thấy phần chân và tay phải bị yếu liệt, có dấu hiệu nói ngọng... Thấy có triệu chứng bất thường nên được gia đình đưa đến viện cấp cứu.
Sau khi khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị đột quỵ não. May mắn, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu sớm nên bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật tái thông động mạch não trái kịp thời. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, bệnh nhân sau đó đã hồi phục sức khỏe bình thường.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm bệnh nhân có thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.
Ảnh minh họa
Vì sao đột quỵ liên quan đến thói quen thức khuya?
Thức khuya, ngủ ít thường xuyên do áp lực công việc, cày game, cày phim… khiến tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng lên. Đêm là thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc năng suất. Khi thức đêm, toàn bộ cơ quan nội tạng phải tiếp tục làm việc, gây nên hiện tượng quá tải ở các hệ cơ quan. Khi vận động mạnh, đột ngột lượng máu bơm mạnh dễ gây nên hiện tượng vỡ thành mạch do cục máu đông, dẫn đến đột quỵ.
Thức khuya khiến người bệnh gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, mỡ máu, béo phì, tiểu đường, ung thư… Tỷ lệ này tăng cao ở người trẻ, người cao tuổi.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ vì thức khuya
Có 4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ có thể nhận thấy dễ dàng:
– Méo miệng, đặc biệt rõ hơn khi nói hoặc cười.
– Đột ngột bị yếu liệt một bên chi hoặc nửa người, đứng không vững
– Buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, đau đầu
– Nói năng không thành câu, ú ớ, nói chậm, khó nói
Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu trên thì cần đưa đến viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân được tiêm huyết khối trong 6 giờ đầu giúp giảm biến chứng và phục hồi tốt hơn cho bệnh nhân sau này.
Ảnh minh họa
Nếu thức khuya, cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, bệnh tiểu đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Giảm stress và căng thẳng
Stress và căng thẳng là những yếu tố gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả đột quỵ do thức khuya. Vì vậy, hãy cố gắng giảm stress và căng thẳng trong cuộc sống bằng cách thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga, thiền định, tập thể dục và đi dạo.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Để ngăn ngừa đột quỵ, bạn cần loại bỏ thói quen thức khuya. Điều chỉnh giấc ngủ một cách hợp lý và khoa học hơn. Không nên uống cà phê hoặc trà vào buổi chiều tối vì có thể gây khó ngủ.
Tập thể dục nhiều hơn
Người bệnh có thể tập thể dục ở cường độ vừa phải như đi dạo sau bữa tối, tham gia câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì đi thang máy ít nhất 5 ngày/ tuần. Nếu không liên tục tập thể dục 30 phút, bạn có thể chia nhỏ ra thành 10-15 phút/ lần và 2-3 lần/ngày.
Hạn chế uống rượu bia
Thay vì thường xuyên uống rượu bia với nồng độ cao, bạn nên uống rượu vang đỏ với 1 lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol giúp bảo vệ tim và não.
Theo Gia đình và xã hội
-
Sức khỏe8 giờ trướcLuật Bảo hiểm y tế quy định một số trường hợp mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng tuyến trên, khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
-
Sức khỏe9 giờ trướcLiên quan đến vụ thông tin “dùng mỹ phẩm thoa da để tiêm vào mặt”, hôm nay nguồn tin cho biết, Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ đã báo cáo Sở Y tế.
-
Sức khỏe10 giờ trướcSau khi rắc bột kháng sinh vào vết trầy xước do tai nạn, nam thanh niên bị nhiễm trùng nặng, phải nhập viện cấp cứu.
-
Sức khỏe14 giờ trướcĐiều trị mất ngủ bằng thảo dược tự nhiên là giải pháp an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn, dưới đây là 8 bài thuốc điều trị mất ngủ từ cây thuốc dân gian.
-
Sức khỏe15 giờ trướcXuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở sau khoảng 6 tháng bị mèo cào vào chân, người phụ nữ ở Bà Rịa - Vũng Tàu được đưa vào bệnh viện cấp cứu, sau đó tử vong.
-
Sức khỏe17 giờ trướcChị M. bị sốt cao và mệt mỏi nhiều kéo dài 2 tuần. Các bác sĩ đã xác định nguyên nhân nguy kịch của nữ bệnh nhân từ vết đốt ở vùng nhạy cảm.
-
Sức khỏe17 giờ trướcSau khi ăn bánh mì tại một tiệm bán trên đường ở TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hàng chục người xuất hiện triệu chứng nôn ói, đau bụng và được đưa vào bệnh viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm.
-
Sức khỏe19 giờ trướcKhi nói đến bệnh lý của huyết áp, mọi người thường nghĩ ngay đến bệnh cao huyết áp. Không nhiều người biết huyết áp thấp cũng nguy hiểm chẳng kém. Cùng với các biện pháp điều trị, liệu pháp ăn uống cũng giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh.
-
Sức khỏe22 giờ trướcCác gia đình Nhật thường ăn cơm 2-3 bữa mỗi ngày nhưng tỷ lệ béo phì rất thấp so với những nước phát triển.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 26/11, BS Nguyễn Hoàng Duy, Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp sốc phản vệ, nguy kịch tính mạng do bị ong đốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐậu đen là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người không nên ăn đậu đen.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người vẫn thường kết hợp táo đỏ, kỷ tử, long nhãn làm thức uống hàng ngày, vậy uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày có tốt?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcỚt chuông với nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống mùa đông sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và hỗ trợ tiêu hóa.