- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sau khi đi tiểu mà làm việc này, chị em rất dễ mắc bệnh phụ khoa và tăng nguy cơ vô sinh
Một số sai lầm sau đây có thể khiến phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa và tăng nguy cơ vô sinh.
Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 90% phụ nữ Việt mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Đáng nói, số ca mắc bệnh phụ khoa ở nước mỗi năm đều tăng 15%-27%.
Trong số các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo là căn bệnh chị em hay mắc phải nhất. Bệnh phụ khoa có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như lạm dụng thuốc, do quan hệ tình dục không an toàn, do tác động qua con đường quan hệ tình dục... Ngoài ra, một trong những "thủ phạm" gây bệnh phụ khoa nhiều nhất đó là là vệ sinh không đúng cách sau khi đi tiểu.
Việc vệ sinh sau khi đi tiểu là rất tốt tuy nhiên một số sai lầm sau đây có thể khiến phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa và tăng nguy cơ vô sinh.
1. Dùng chung khăn lau với người khác
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), sau khi đi tiểu nếu phụ nữ dùng chung khăn lau với nhiều người, và không được giặt thường xuyên sẽ thành môi trường nuôi cấy vi trùng và nấm. Kết quả là bạn có thể mắc một số bệnh như sùi mào gà, giang mai, viêm nhiễm phần phụ.
2. Thụt rửa âm đạo
Sau khi đi tiểu, nhiều phụ nữ quyết định thụt rửa âm đạo để giúp vùng kín sạch sẽ hơn mà không biết điều này lại làm tăng khả năng mắc bệnh phụ khoa hơn.
Theo BS Dung, việc bơm rửa nước vào âm đạo ai cũng nghĩ rất sạch nhưng thực tế lại đẩy ngược những chất bẩn vào sâu bên trong. Bên cạnh đó, nếu phụ nữ dùng loại nước rửa có độ pH không hoàn toàn phù hợp với âm đạo sẽ càng khiến cơ quan này bị khô hoặc viêm nhiễm.
3. Lau bằng giấy vệ sinh sai cách
Sau khi đi vệ sinh, nhiều chị em không dám sử dụng giấy vệ sinh vì nghĩ rằng loại giấy này kém chất lượng, chứa nhiều vi khuẩn nên có thể gây viêm âm đạo. Thực tế, lau vùng kín bằng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu không hề gây bệnh phụ khoa mà còn có tác dụng phòng tránh. Tuy nhiên, nếu chị em dùng sai cách thì có thể gây bệnh.
Khi dùng giấy vệ sinh để lau, nhiều người có thói quen lau từ hậu môn ra phía trước nên sẽ vô tình đưa vi khuẩn, chất bẩn từ hậu môn lên âm đạo, từ đó gây viêm nhiễm. Hơn nữa, niệu đạo của phụ nữ thường ngắn, tầng sinh môn dày và nhiều nếp gấp hơn nêm vi khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng, gây viêm niệu đạo và bàng quang, khi những căn bệnh này không được điều trị hiệu quả sẽ tăng nguy cơ vô sinh.
Cách lau đúng: Chọn giấy vệ sinh không mùi để chắc chắn rằng âm đạo không bị kích ứng. Khi dùng giấy, bạn không nên chùi mạnh mà chỉ thấm nhẹ cho sạch lượng nước thừa, đồng thời lau từ trước ra sau.
Làm thế nào để phụ nữ có thể phòng tránh bệnh phụ khoa?
Ngoài 3 sai lầm bên trên, phụ nữ cũng cần lưu ý không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu liên tục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Do vi khuẩn trong nước tiểu có thêm thời gian sinh sôi, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và vùng kín.
Để phòng tránh mắc phải bệnh phụ khoa, phụ nữ nên nhớ:
- Thứ nhất: Đồ lót phải được giặt hàng ngày, phơi ở nơi thoáng gió, không treo trực tiếp trong phòng tắm. Thay mới quần lót 6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ. Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thậm chí dẫn tới vô sinh.
- Thứ hai: Chú ý chọn băng vệ sinh đạt chất lượng khi đến kỳ kinh nguyệt và quan sát bao bì băng vệ sinh còn nguyên vẹn hay không, những sản phẩm này có liên quan mật thiết đến sức khỏe vùng kín của phụ nữ.
- Thứ ba: Không dùng chung khăn tắm, quần áo cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm chéo.
- Thứ tư: Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân trước và sau quan hệ tình dục.
Cuối cùng, phụ nữ nếu thấy vùng kín ngứa ngáy, ra nhiều khí hư bất thường hay kinh nguyệt không đều thì phải đi khám và điều trị kịp thời.
Theo Pháp luật và bạn đọc
- Sức khỏe3 giờ trướcĐây là một người đàn ông từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu làm việc ngày 27/2.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe4 giờ trướcNgày 21/2, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại tỉnh Gia Lai được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm 5 lần âm tính liên tục, đến nay lại tái dương tính.
- Sức khỏe6 giờ trướcĐược biết, trong khi gia đình vẩy nhiệt kế để đo thân nhiệt, chiếc nhiệt kế đâm thẳng vào bàn tay trái của cháu bé.
- Sức khỏe8 giờ trướcBản tin 6h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.432 bệnh nhân. Đến thời điểm này đã có 1.844 bệnh nhân được chữa khỏi. Hơn 63.000 người đang cách ly chống dịch.
- Sức khỏe17 giờ trướcViện Y tế Đại học Italy công bố kết quả nghiên cứu cho thấy lần đầu tiên, biến chủng của SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong hệ thống nước thải đô thị tại nước này.
- Sức khỏe20 giờ trướcCác ca vừa được công bố ghi nhận tại huyện Kim Thành, Kinh Môn và thành phố Hải Dương.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe21 giờ trướcTS Dương Hữu Thái cho biết kháng thể vaccine Covivac chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi
- Sức khỏe1 ngày trướcTheo bản tin lúc 6h sáng ngày 27/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 18h ngày 26/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 5 ca mắc mới COVID-19, trong đó 4 ca ghi nhận tại Hải Dương; 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Đồng Tháp