- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sợi thép rây lọc cháo xuyên qua amidan bé trai 13 tháng tuổi
Cho con ăn bằng cháo qua lọc rây là thói quen nhiều gia đình sử dụng nhưng ít ai biết nó tiềm ẩn mối nguy hiểm cho trẻ.
Người nhà bệnh nhi cho biết, trưa 28/9, bé D.A đang ăn cháo bỗng nhiên ho sặc sụa và nôn nhiều. Ban đầu gia đình chỉ nghĩ con bị viêm họng nên ho và nôn trớ. Chiều tối thấy con nôn kèm máu, gia đình vội vàng đưa con đến bệnh viện tỉnh để thăm khám.
Trẻ được các bác sĩ chỉ định chụp X-quang cổ ngực. Bác sĩ chẩn đoán theo dõi dị vật kim loại vùng sàn họng – miệng và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ được thăm khám, soi họng và đọc kết quả phim X-quang. Các bác sĩ xác định dị vật kim loại đâm xuyên qua amidan bên trái của trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Trưởng, khoa Tai - Mũi - Họng của bệnh viện, người trực tiếp gắp dị vật cho bệnh nhi cho biết, dị vật mắc ở vị trí phức tạp, nguy cơ chảy máu cao. Các bác sĩ nhanh chóng cho trẻ làm các xét nghiệm cần thiết rồi chuyển lên phòng mổ, gây mê. Bác sĩ gắp dị vật là sợi thép nhỏ nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài 2cm.
Lọc cháo qua rây là thói quen không tốt.
Sợi thép này đâm xuyên từ cực trên xuống cực dưới amidan bên trái của trẻ. May mắn nó chưa xuống sâu hơn nên không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu không được gắp ra kịp thời, đoạn kim loại này có thể gây nhiễm trùng và chảy máu, dẫn đến những hậu quả khó lường.Dị vật được xác định là rơi ra từ rây lưới thép để lọc đồ ăn, bị lẫn vào cháo của trẻ trong quá trình chế biến.
Hiện sức khỏe trẻ ổn định và được xuất viện.
Theo PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua đơn vị thường xuyên tiếp nhận trẻ hóc dị vật như xương cá, xương lợn, xương gà, các hạt thực vật (lạc, na, ngô…), mảnh nhựa, đồ chơi, đồng xu, đồ chơi, cúc áo. Đặc biệt một số trẻ nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, ghim sắt,… đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
PGS Xương khuyên cha mẹ, người chăm sóc cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ cho trẻ ăn. Quá trình cho trẻ ăn, người lớn cũng cần chú ý quan sát để loại bỏ các dị vật bất thường. Trường hợp nghi ngờ trẻ bị hóc, gia đình nên đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất, không nên tự chữa bằng mẹo.
Theo VTC News
-
Sức khỏe9 giờ trướcChỉ trong một tuần, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 10 ca lóc động mạch chủ. Đây là bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nhanh.
-
Sức khỏe10 giờ trướcCác nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã tìm ra một hướng đi hoàn toàn mới cho cuộc chiến chống ung thư: Sử dụng DNA nhân tạo.
-
Sức khỏe12 giờ trướcTrong buổi họp lớp đầu năm, nam thanh niên gặp lại bạn gái cũ và nảy sinh quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp an toàn nên phải nhận trái đắng ngay ngày đầu năm mới.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTrong dịp đầu năm Quý Mão, nhiều người đến thăm nhà, chúc Tết nhau có thể nảy sinh tình huống bị tấn công bởi các loài động vật như chó, mèo.
-
Sức khỏe14 giờ trướcBé trai được người dân phát hiện và vớt lên từ hồ cá trong quán cà phê. Mặc dù được chuyển lên TP.HCM và điều trị tích cực nhưng trẻ tử vong ngay trong những ngày Tết Nguyên đán.
-
Sức khỏe15 giờ trướcSau bữa nhậu đầu năm mới, nam thanh niên xuất hiện tình trạng nói ngọng, liệt một bên và nhồi máu não. Nguyên nhân do bệnh nhân uống rượu quá nhiều nhưng lại không ăn gì.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNgoài dấu hiệu vàng mắt, người mắc bệnh gan rất dễ bị bầm tím dưới da dù chỉ là va chạm nhẹ.
-
Sức khỏe19 giờ trướcSau cơn đau đầu đột ngột, người đàn ông ở Thái Nguyên dần mất ý thức, liệt tứ chi. Bác sĩ chẩn đoán anh bị xuất huyết não trên nền bệnh lý tăng huyết áp nhưng không được kiểm soát tốt.
-
Sức khỏe19 giờ trướcMỡ bụng dư thừa có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm cao hơn với bất kỳ nguyên nhân nào, bất kể bạn có bao nhiêu mỡ tổng thể.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNước là cội nguồn của sự sống, nhưng có 2 loại nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.
-
Sức khỏe23 giờ trướcUống nước cam trước bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày, tiểu đường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn quá cay hoặc ăn đồ cay quá thường xuyên có thể gây loét ruột, xuất huyết dạ dày. Thậm chí, thói quen này còn có thể khiến bạn mãi mãi không thể ăn cay nữa.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, chất béo chuyển hóa có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và thậm chí là tử vong.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBộ trưởng Y tế Indonesia vừa cảnh báo về sự nguy hiểm của loại kẹo đang gây sốt có tên chiki ngebul hay còn gọi là “hơi thở của rồng”.