- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thái 1 củ hành, ăn miếng bánh humburger, nhuộm tóc hay là quan hệ tình dục... đều có thể gây sốc phản vệ nặng: Đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo
Sốc phản vệ là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhắc tới sốc phản vệ, hầu hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến phản ứng liên quan đến một loại thuốc hay thực phẩm nào đó.
Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ do thuốc. Còn các loại thực phẩm được coi là tác nhân gây sốc phản vệ phổ biến nhất bao gồm: Đậu phộng, các loại hạt cây (như quả óc chó), trứng, động vật có vỏ và sữa...
Thế nhưng, mới đây, trường hợp một thanh niên 25 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh lại bị sốc phản vệ nặng, sưng húp mí mắt sau khi thái hành, đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về cơ chế phản ứng này của cơ thể. Hóa ra, có những thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc và bình thường trong cuộc sống cũng hoàn toàn có thể là tác nhân gây sốc phản vệ, đe dọa cuộc sống của con người.
Sốc phản vệ sau khi ăn bánh humburger
Tại hội thảo Miễn dịch - Dị ứng - Khớp ngày 4/12/2020, tiến sĩ Lê Quỳnh Chi, bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), chia sẻ về trường hợp một bé trai 10 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn một chiếc bánh hamburger. Theo theo sẻ của TS Lê Quỳnh Chi thì bé trai từng bị dị ứng bột mì từ bé, tuy nhiên, gia đình chưa từng đưa con đi khám mà tự cho con tập ăn từng chút một với hi vọng con có thể quen dần. Theo gia đình bé, có những lúc bé ăn nửa ổ bánh mỳ nhưng không có biểu hiện gì nên họ cho rằng con đã không còn bị dị ứng.
Một tuần trước, sau khi ăn hết một chiếc hamburger tại một buổi sinh nhật, bé bắt đầu nổi phát ban khắp người, khó thở rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái sốc phản vệ, bất tỉnh. Bé trai được đưa tới bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch nhưng rất may là được cấp cứu kịp thời nên bé đã khỏi sau một tuần chữa trị mà không cần lọc máu.
Bé 4,5 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi được tắm bằng mướp đắng
Đó là trường hợp của bé Messi (4,5 tháng tuổi), con chị Thúy Nga (sống tại Xuân Trường, Nam Định). Theo lời kể của chị Thúy Nga thì hôm ấy, sau khi tắm với mướp đắng, bé Messi con trai chị bị phát ban khắp toàn thân, mắt sưng húp. Nghĩ con bị dị ứng bình thường, chị Nga đã chụp ảnh gửi cho một bác sĩ nhi quen biết để hỏi tình hình của con, trong lúc ấy, ông ngoại bé Messi vội vàng đi mua thuốc cho bé uống.
Khoảng 20 phút sau, tình hình bé càng tệ hơn, bé không phản ứng gì nên vội vàng đưa ra trung tâm y tế xã. Tại đây, bé Messi đã lịm đi, cấu véo không phản ứng lại, phải thở oxy gấp và được bác sĩ tiêm liều chống sốc ngay lập tức. Sau vài phút thở oxy, con bắt đầu khóc, rồi hoảng sợ khóc liên tục. Sau đó, gia đình chị Nga đã đưa bé lên bệnh viện tuyến huyện. Mỗi ngày ở trong viện, Messi được tiêm 2 mũi thuốc chống dị ứng và phải theo dõi sốc phản vệ có thể bị tái trong 72h. Các bác sĩ điều trị cho Messi cũng nhắc nhở rằng nếu bé bị sốc phản vệ lần thứ 2 sẽ cực kì khó cứu nên về nhà phải chăm con thật kĩ.
Sau 2 ngày nằm viện điều trị, tình hình sức khỏe ổn định nên bé được cho xuất viện.
Sốc phản vệ sau khi ăn trứng kiến
Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân N.H.Đ.T. (21 tuổi, trú tại Trùng Khánh, Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng da sẩn ngứa, nổi mẩn đỏ thành từng mảng, sưng nề quanh mắt. Các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị dị ứng do ăn trứng kiến. Sau 1 ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, da đỡ mẩn đỏ, đỡ ngứa, giảm phù nề vùng mặt và quanh mắt.
Trước đó, năm 2019, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cũng đã cấp cứu thành công cho bệnh nhân nữ 58 tuổi bị sốc phản vệ độ 3 sau khi ăn trứng kiến. Khoảng 1 giờ sau ăn trứng kiến, bệnh nhân nữ 58 tuổi đã phải cấp cứu trong tình trạng nổi mẩn đỏ toàn thân, đau bụng nhiều và nôn. Xác định đây là trường hợp người bệnh rất nặng, ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ: người bệnh được tiêm Adrenalin, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch…
Sốc phản vệ do côn trùng đốt
Các trường hợp bị sốc do côn trùng đốt dù không phải là phổ biến nhưng cũng cần được chú ý vì có thể nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân.
Tháng 6/2019, bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Tuyên Quang vừa cấp cứu, điều trị cho bé gái Triệu Thị M. (3 tuổi) bị sốc phản vệ do kiến đốt. Theo người nhà bé, sau khi bị kiến đốt vào bàn chân, bé gãi nhiều, mặt và môi tím nhanh nên gia đình vội đưa bé đi cấp cứu. Ngay khi nhập viện bé M. đã được cấp cứu theo "Sơ đồ chẩn đoán và cấp cứu phản vệ".
Tháng 1/2021, bệnh nhi N.L.T. (16 tuổi, ngụ Phong Điền, Cần Thơ) bị sốc phản vệ suy đa tạng do ong đốt được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. N. bị ong đốt vào chân, sau đó nổi mẩn đỏ toàn thân, khó thở, tím tái, mạch nhanh nhẹ, huyết áp không đo được nên đến BV cấp cứu trong tình trạng nguy kịch bị nổi mề đay toàn thân, phù mi mắt hai bên, mạch nhanh nhỏ, huyết áp giảm nặng tình trạng khó thở, tím tái có chỉ định hô hấp hỗ trợ và tiếp tục điều trị theo phác đồ sốc phản vệ. Sau thời gian 56 giờ lọc máu liên tục, bệnh nhi dần tỉnh táo, các chỉ số suy tạng cũng dần trở lại giá trị bình thường và hiện có sinh hiệu ổn định.
Sốc phản vệ do thuốc nhuộm tóc
Tháng 8/2017, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Lưu Thị H (54 tuổi). Trước đó, bà H có đi nhuộm tóc. Sau 30 phút, bà xuất hiện tình trạng khó thở, mẩn ngứa toàn thân nên nhập viện. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ do thuốc nhuộm tóc.
Vào tháng 12/2017, bệnh nhân P.T.Tr (25 tuổi), được đưa đến cấp cứu tại khoa Hồi sức tích cực Chống độc, BV ĐK Bắc Kạn, trong tình trạng người mệt mỏi, khó thở, da xanh, niêm mạc nhợt, nhịp tim nhanh bất thường, mạch gần như không thể đo được. Các bác sĩ nhanh chóng xác định chị Tr. bị sốc phản vệ với loại thuốc nhuộm tóc tại một cửa hàng trên địa bàn thành phố và kịp thời tiến hành cấp cứu. Rất may, đến chiều cùng ngày chị Tr. đã dần hồi tỉnh, qua cơn nguy kịch, sau khi được điều trị tích cực.
Sốc phản vệ ngay sau khi quan hệ đường miệng vì người yêu của cô đã uống thuốc kháng sinh
Đây là trường hợp được công bố trên tạp chí British Medical Journal Case Reports của Anh. Bệnh nhân là một người phụ nữ 31 tuổi, không rõ danh tính, đến từ Alicante, Tây Ban Nha đã nhập viện vì nghi ngờ sốc phản vệ. Cô được đưa đến viện Đa khoa Universitari d'Alacant cấp cứu sau khi nôn mửa, khó thở.
Người phụ nữ này cho biết cô bị dị ứng với penicillin nhưng lại phủ nhận đã uống thuốc trước khi quan hệ tình dục bằng miệng. Sau đó, các bác sĩ phát hiện ra rằng đối tác của cô đã sử dụng một loại amoxicillin-clavulanic acid - một dạng penicillin - để điều trị nhiễm trùng tai. Theo các bác sĩ tại bệnh viện, thuốc đã ngấm vào tinh dịch và sau đó đi vào miệng của bệnh nhân.
Sau khi vào viện, bệnh nhân được tiêm một liều adrenalin và steroid để chống lại phản ứng dị ứng. Trong vòng 6 giờ sau đó, cô thở lại được bình thường và sau 1 tuần thì bình phục hoàn toàn.
Đừng bao giờ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ
Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút. Phần lớn tử vong do phản vệ là không thể dự báo trước. Dị nguyên gây phản vệ thường có 4 nhóm chính, đó là thuốc (thuốc tiêm hay truyền dịch), thức ăn, nọc côn trùng, phấn hoa (hay nấm mốc).
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm, có thể gặp ở bất cứ ai chứ không chỉ là trẻ nhỏ, với bất cứ dị nguyên nào mà không lường trước được. Cụ thể, có người bị sốc phản vệ do tiêm vắc-xin, có người sốc phản vệ sau khi uống B1, vitamin C, có người lại sốc phản vệ do ăn một loại thực phẩm nào đó. Thậm chí là ăn một hạt lạc, uống một ngụm sữa, ăn trứng, thậm chí vào vườn hoa và hít phải mùi bất thường cũng có nguy cơ bị sốc phản vệ, tử vong trong tích tắc.
Thái 1 củ hành, ăn miếng bánh humburger, nhuộm tóc hay là quan hệ tình dục... đều có thể dẫn đến sốc phản vệ nặng: Đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo như thế này - Ảnh 14.
Sốc phản vệ sau khi ăn có nhiều biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng. "Một số người có biểu hiện sốc phản vệ với biểu hiện ngoài da như da mẩn đỏ, ngứa, phù nề mặt mũi, chân tay, mồm miệng. Nhiều người bị sốc phản vệ nặng hơn có thể xuất hiện bỏng nước, loét da, bong trợt da...
Sốc phản vệ có thể xảy ra với bất kì ai, vì vậy, việc quan sát những thay đổi của cơ thể sau khi ăn thực phẩm nào đó hoặc tiếp xúc với vật dụng gì, nhất là những thứ mình chưa ăn hoặc tiếp xúc bao giờ là vô cùng quan trọng. Nếu thấy các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng phù môi, mắt... thì cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Sức khỏe3 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe6 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe6 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe16 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe23 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.