Thói quen tưởng vô hại nhưng là 1 trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhiều người mắc

Đôi khi, bạn cho rằng bạn đang sống theo quy tắc chuẩn của bản thân, nhưng chỉ một vài những thói quen nhỏ nhặt lại chính là "nguồn dinh dưỡng" để nuôi bệnh tật, và tiêu biểu chính là bệnh… lười.

Đôi khi, bạn cho rằng bạn đang sống theo quy tắc chuẩn của bản thân, nhưng chỉ một vài những thói quen nhỏ nhặt lại chính là "nguồn dinh dưỡng" để nuôi bệnh tật, và tiêu biểu chính là bệnh… lười.

Theo WHO, trên toàn cầu mỗi năm có hơn 3 triệu người chết vì… lười!

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã công bố vào năm 2013 rằng, lười hoạt động đã trở thành nguyên nhân thứ 4 dẫn đến cái chết trên toàn thế giới. Theo báo cáo, mỗi năm trên thế giới số người chết do lười đạt 3,2 triệu người, và nó đang tăng theo từng năm một. Lười làm những việc dưới đây chính là nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Lười đi vệ sinh

Công việc bận rộn, đang bận đánh bài hoặc không thể tìm thấy nhà vệ sinh ở nơi công cộng,... là những lí do dẫn đến thói quen nhịn đi vệ sinh. Điều này không những làm tổn thương bàng quang, mà còn làm tăng tần số đi tiểu, dẫn đến đi tiểu không tự chủ. Từ đó, làm giảm sức đề kháng niêm mạc bàng quang, dễ gây viêm nhiễm đường tiết niệu, thậm chí gây tổn thương đến thận, kích thích tuyến tiền liệt, gây viêm, đi tiểu ra máu. Theo nghiên cứu, những người có thói quen nhịn tiểu, khả năng bị ung thư bàng quang rất cao.

Đặc biệt là những người cao tuổi bị bệnh tim mạch vành và đột quỵ vạn lần không nên nhịn tiểu quá lâu, dễ bị hôn mê, té ngã, dẫn đến gãy xương và các bệnh tim mạch ngoài ý muốn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Lười ăn sáng

Có nhiều người như nhân viên văn phòng, sinh viên thường muốn ngủ nhiều hơn nên không ăn sáng. Thời gian dài không ăn sáng cơ thể sẽ "phán kháng". Trước hết, không ăn sáng, dễ suy dinh dưỡng, cơ thể thường mệt mỏi.

Thứ hai, gây rối loạn hệ bài tiết trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như táo bón, viêm dạ dày và sỏi mật. Thậm chí nguy hiểm hơn là không ăn sáng có thể gây tăng huyết áp, kháng insulin, chức năng tim bất thường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Lười tập thể dục

Lười vận động không có lợi cho sức khỏe, bởi ít tập thể dục làm giảm tế bào miễn dịch trong cơ thể và làm tăng nguy cơ ung thư.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất được duy trì thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư ở một số vị trí nhất định.

Đặc biệt, đi bộ là môn thể thao tốt nhất trên thế giới, nó có thể giảm căng thẳng, tăng cường cơ bắp, giảm cân... Tốt nhất là ngẩng cao đầu, ưỡn ngực và sải chân mỗi ngày ít nhất 30 phút.

Lười động não

Duy trì một mức độ căng thẳng nhất định trong hệ thần kinh lại có lợi cho sức khỏe, bởi vì bộ não con người cũng giống như các cơ quan khác, đều phải tuân theo nguyên tắc “hoạt động và nghỉ ngơi”. Theo một cuộc khảo sát của Nhật Bản, những người sử dụng bộ não nhiều thường thông minh hơn 50% so với những người lười biếng. Sử dụng bộ não, đọc, ghi nhớ, và thực hành, đều có thể khiến đại não được rèn luyện.

Lười đánh răng

Đánh răng vào buổi sáng và buổi tối là một cách cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng, nhưng cũng có rất nhiều người không đánh răng trước khi đi ngủ.

Khi ngủ, khả năng khử các vi khuẩn ở trong miệng giảm. Vô tình một lần không đánh răng, các vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào khoang miệng, tăng khả năng bị loét miệng, sâu răng,... Đặc biệt, một số độc tố, vi khuẩn đường uống sẽ đi qua vết thương vào máu và gây ra nhiều bệnh khác nhau.

Lười uống nước

70% cơ thể con người được cấu thành từ nước. Khi bạn cảm thấy khát, cơ thể đã rơi vào trạng thái thiếu nước. Lười uống nước, không chỉ khát mà còn gây ra táo bón, sỏi và các vấn đề khác. Theo khuyến cáo của các chuyên gia mỗi người nên uống 1200ml nước mỗi ngày, tốt nhất là uống nước ấm đun sôi, mỗi lần uống một lượng nhỏ, nuốt chậm và uống nhiều lần, điều này rất có lợi cho cơ thể hấp thụ và bổ sung nước kịp thời.

Lười nấu ăn

Không ít người trẻ vì bận công việc nên lười nấu ăn, thường gọi thức ăn nhanh, hoặc là chỉ ăn một số đồ ăn vặt bên lề đường như đồ nướng, canh cay…

Tuy nhiên, thức ăn nhanh thường là có rất nhiều dầu, nhiều muối, nhiều đường, nếu ăn trong thời gian dài sẽ tăng lượng calo và giảm chất xơ. Chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, không những gây kích thích dạ dày, còn dẫn đến béo phì, và tiềm ẩn nhiều các loại bệnh mãn tính khác.

Thường xuyên nấu ăn ở nhà, ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, cần tây, các loại ngũ cốc khác,... ăn ít đồ chiên, xào, đồ ngọt và các loại thực phẩm khác.

Lười kiểm tra sức khỏe

Nhiều bệnh nhân ung thư khi xuất hiện tình trạng bệnh mới đi khám sức khỏe, và thường là bệnh đã ở giai đoạn cuối, vì vậy họ đã bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.

Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, nó có thể làm giảm gánh nặng bệnh ung thư khoảng một phần ba. Bệnh ung thư phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để sàng lọc ung thư.

Theo Khám phá


thói quen xấu

ung thư

vệ sinh

gây hại cho sức khỏe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.