- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ bị tiêu chảy có thể mất mạng vì 3 sai lầm này của bố mẹ
Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ do đường ruột còn yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng tiêu chảy.
Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ do đường ruột còn yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng tiêu chảy. Việc chăm sóc trẻ không đúng cách sẽ gây hại đến sức khoẻ, thậm chí là tử vong.
1. Bù nước sai cách
Nguyên tắc khi chữa bệnh khi bị tiêu chảy là phải bù nước cho trẻ. Vì khi tiêu chảy, cơ thể trẻ bị mất nước trầm trọng, việc thiếu nước có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, nhiều mẹ cố gắng bù nước càng nhiều càng tốt cho con bằng oresol. Tuy nhiên, thay vì sử dụng bù nước bằng oresol và pha theo chuẩn công thức hướng dẫn trên bao bì, một số bà mẹ pha sai công thức như pha loãng quá hoặc đặc quá khiến con dễ bị ngộ độc muối và dẫn tới co giật, thậm chí tử vong.
2. Kiêng khem khắt khe
Nhều mẹ vẫn giữ quan niệm chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy là cần kiêng khem nhiều thực phẩm, đặc biệt hải sản và chủ yếu cho ăn thực phẩm loãng như cháo trắng chẳng hạn. Thậm chí nhiều mẹ cẩn thận sợ con bị đau bụng kiêng cả các thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa chua, phô mai, váng sữa, thịt… khiến con dễ bị thiếu chất, sức đề kháng yếu và càng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
>> Trẻ có nguy cơ bị điếc khi nằm điều hòa không đúng cách
>> Hãy uống sữa theo hướng dẫn sau để không gây hại
3. Cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy
Nhiều mẹ thấy con bị tiêu chảy ngay lập tức cho con uống kháng sinh để cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, việc làm này nguy hiểm hơn mẹ nghĩ. Khi bị cầm tiêu chảy, trẻ có thể bị ức chế thần kinh, ngủ nhiều, trướng ruột, phân không ra ngoài được khiến bụng trương lên và rất nguy hiểm. Thậm chí,tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài và lâu hơn.
Khi trẻ bị tiêu chảy, việc sử dụng thuốc cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị vì có thể gây ra tình trạng bệnh nặng và nguy hiểm hơn.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
- Nếu tình trạng tiêu chảy nhẹ, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước cà rốt luộc hoặc nước dừa (có pha thêm chút muối) trong 1 – 2 ngày. Dừa có thể uống từ 1 – 2 trái, mẹ nên chọn dừa non cho bé uống. Nước cà rốt và nước dừa sẽ giúp trẻ bù nước và cầm tiêu chảy.
- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm mềm loãng, nhiều nước và dễ tiêu.
- Vẫn cho trẻ ăn các thực phẩm như hải sản, thịt, chế phẩm từ sữa (riêng sữa công thức, sữa bò thì không cho trẻ uống trong thời gian này).
- Sau 2 ngày, nếu áp dụng những cách trên tình trạng tiêu chảy của trẻ vẫn nặng và không giảm, trẻ có dấu hiệu biếng ăn, khóc nhiều, quấy thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Theo Phununews
- Sức khỏe2 giờ trướcMới đây có 4 người trong cùng gia đình ở Sơn La đã bị ngộ độc sau khi ăn khoảng 10 cây nấm trắng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe2 giờ trướcĐây là một trong những bệnh nhân Covid-19 rơi vào tình trạng nặng trong đợt dịch này, điều trị gần 2 tháng nhưng phổi chưa có tiến triển, phải can thiệp ECMO lâu dài.
- Sức khỏe3 giờ trướcKhi biết mình bị mắc ung thư gan sau khi có biểu hiện mẩn ngứa da và khô mắt, cô Lưu (32 tuổi, ở Trung Quốc) đã suy sụp hoàn toàn vì không nghĩ mình mắc trọng bệnh khi ở tuổi còn quá trẻ.
- Sức khỏe5 giờ trướcHạt dẻ cười không phải là thứ có thể được tiêu thụ với số lượng lớn và cũng có những tác dụng phụ riêng là điều ai cũng cần nhớ.
- Sức khỏe7 giờ trướcBuồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ nên nếu tình trạng suy buồng trứng xảy ra thì bạn cần đặc biệt lưu ý.
- Sức khỏe10 giờ trướcHiện nay, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư các cơ quan nội tạng, như ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư phổi...
- Sức khỏe10 giờ trướcGiới chuyên gia phát hiện khoảng 4% bệnh nhân ở Congo tự kiểm soát virus HIV mà không cần điều trị.
- Sức khỏe10 giờ trướcBản tin 6h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.482 bệnh nhân. Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,7 triệu.
- Sức khỏe22 giờ trướcAi cũng mong mình được sống lâu, sống khỏe nhưng thực tế hầu hết mọi người đều không biết rằng hàng ngày bản thân mình đang vô tình ăn vào 4 loại thực phẩm gây tắc nghẽn mạch máu này.
- Sức khỏe22 giờ trướcBản tin 18h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới, trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp f1; 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- Sức khỏe1 ngày trướcHôm nay, bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã được ra viện trong niềm hân hoan của gia đình và các thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.