Trị mất ngủ không chỉ bằng thuốc

Mỗi độ tuổi khác nhau cần có thời gian ngủ khác nhau: trẻ em mới sinh ra ngủ trung bình 12 giờngày, thanh thiếu niên ngủ 89 giờngày, người lớn tuổi ngủ 78 giờngày.

Mỗi độ tuổi khác nhau cần có thời gian ngủkhác nhau: trẻ em mới sinh ra ngủ trung bình 12 giờ/ngày, thanh thiếu niên ngủ8-9 giờ/ngày, người lớn tuổi ngủ 7-8 giờ/ngày.

Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ làmcho tinh thần sảng khoái, sung mãn, giúp kéo dài tuổi thọ. Người thiếu ngủ sẽ códấu hiệu suy giảm sức khoẻ, giảm trí nhớ, giảm khả năng làm việc, khả năng giaotiếp không còn nhạy bén, linh hoạt.

Khi mất ngủ, người bệnh không nên tự ý dùngthuốc mà cần phải khám bệnh và tư vấn của bác sĩ.

Trị mất ngủ không chỉ bằng thuốc

Mất ngủ mạn tính là khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ ban đêm, thức giấc sớm và không ngủ lại được trong thời gian ít nhất một tháng

Mất ngủ: do chất lượng cuộc sống thấp

Ước tính hiện nay có khoảng 10 – 15% dân sốmất ngủ ngắn hạn hoặc mạn tính. Mất ngủ mạn tính là khó vào giấc ngủ, khó duytrì giấc ngủ ban đêm, thức giấc sớm và không ngủ lại được trong thời gian ítnhất một tháng. Mất ngủ dưới một tháng gọi là mất ngủ cấp (ngắn hạn).

Thức giấc giữa đêm rất khó ngủ trở lại, thứcsớm gặp nhiều nhất ở người mất ngủ mạn tính và thường kèm tình trạng khó vàogiấc ngủ. Người Việt là một trong các dân tộc có thói quen ngủ trưa rất hợp lývà khoa học, nhưng khi mất ngủ mạn tính thì giấc ngủ trưa cũng không còn. Ngườilớn tuổi và bắt đầu một thời kỳ bệnh lý mới thường hay ngủ ngày.

Mất ngủ có nguồn gốc từ chất lượng cuộc sốngthấp, là nguyên nhân gây giảm ngày công lao động, kèm theo bệnh lý cơ thể có lẽdo giảm miễn dịch tự nhiên và các bệnh lý tâm thần. Người có bệnh tâm thần bịmất ngủ mạn tính nhiều hơn và khó ngủ trở lại hơn người không bị bệnh. Các triệuchứng chung là ngủ quá ít, thời gian ru ngủ quá lâu, ngủ nông và khi thức dậythì trạng thái tinh thần không thoải mái, cơ thể mệt mỏi, không lấy lại sức,…Đồng thời, những người này bị suy giảm các họat động ban ngày như uể oải, khôngtập trung làm việc được, hay quên, khí sắc giảm hay còn gọi là “xuống tinh thần”.

Có nhiều yếu tố thúc đẩy mất ngủ ngoài tầmkiểm soát như đang bị stress, bệnh cơ thể, bệnh tâm thần. Tuy nhiên, người mấtngủ cũng do rất nhiều yếu tố từ công việc, từ các mối quan hệ với người ngoài,thay đổi việc làm, những thăng trầm cuộc sống, do sử dụng thuốc không hợp lý…

Những yếu tố thúc đẩy đó có khi đã là quá khứ,giấc ngủ đã trở lại nhưng vẫn thúc đẩy mất ngủ mạn tính. Khi đã mất ngủ rồi,những yếu tố sau đây làm mất ngủ thêm: vệ sinh giấc ngủ không cải thiện, nghĩalà không biết cách chuẩn bị cho giấc ngủ; quá lo lắng về giấc ngủ của mình; cốgắng thử và chủ ý dùng nhiều thời gian cho giấc ngủ. Khi cố gắng ngủ nghĩa làchúng ta đã cố tình quên đi một điều gì đó, vì vậy sẽ không tránh khỏi thức tỉnh,thậm chí thức trắng, kết quả là chỉ thiếp đi khi quá mệt mỏi, và mất ngủ càngthêm tồi tệ.

Chữa bằng thuốc không hiệu quả

Trị mất ngủ không chỉ bằng thuốc

Khi mất ngủ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải khám bệnh và tư vấn của bác sĩ

Kinh nghiệm cho thấy mất ngủ ở tuổi trung niêncần được tiếp cận về tâm sinh lý, về hoạt động tâm thần, nhất là giới nữ. Phầnđông phụ nữ Việt Nam giỏi giang, “can trường”,… nhưng một khi đã mất ngủ mạntính thì phức tạp hơn và điều trị với thuốc ngủ thông thường không đủ mà cầnnhìn nhận tổng thể.

Nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy, khởi sự củavấn đề mất ngủ ở từng nhóm nghề nghiệp và cư dân biểu hiện khác nhau. Một ngườivợ nay đã tuổi trung niên sát cánh “công thành danh toại” cho chồng, nay bắt gặpngười chồng có “dấu chứng quên công lao” ấy nên mất ngủ nhưng ráng chịu đựng mà“không muốn khám tâm thần” kinh. Đến đây thì phải nhận định chữa mất ngủ chitiết trong tổng thể các rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Để chữa trị chứng mất ngủ cho người bệnh,cần phải hiểu biết về nỗi đau buồn, khổ sở của người bệnh, nói cách khác làtìm ra và nhận định triệu chứng tâm thần gây mất ngủ. Điều trị các yếu,nguyên nhân ban đầu gây mất ngủ như stress, lo âu trầm cảm, trạng thái đauchưa rõ nguyên nhân, các bệnh hô hấp, tim mạch, bệnh đường tiết niệu,… Chỉdẫn về các yếu tố làm kích hoạt mất ngủ, trấn an hợp lý. Dùng thuốc (thuốcngủ và thuốc khác trong chuyên khoa tâm thần) đúng liều lượng, đúng chỉ dẫn.

Như vậy, để có giấc ngủ “đẫy giấc” hay giấcngủ lấy lại sức khỏe, không chỉ đơn thuần là dùng thuốc kiểm soát giấc ngủ màphải xử lý các bước tiếp cận trên, nhất là khi chúng ta “lầm lẫn” đối với mấtngủ mạn tính.

Các loại thuốc ngủ hiện nay chủ yếu tác độngtrên cơ chế đồng vận với các thụ thể GABA-A benzodiazepine và có các tác dụngphụ như roãi (dãn) cơ, suy giảm trí nhớ, mất điều hòa vận động… Chúng được phânra loại có thời gian tác dụng ngắn và dài, một số loại có thể dùng để ngủ nhanhvà duy trì được cả giấc ngủ hoặc chỉ để giúp ngủ nhanh. Các biểu hiện dung nạp (hấpthu, hiệu quả), phụ thuộc và cai thuốc luôn luôn đánh giá cẩn thận. Người mấtngủ không nên tự dùng thuốc ngủ theo mách bảo của người đã dùng trước hoặc theoquảng cáo. Khi bệnh nhân ngưng dùng thuốc ngủ cũng là một vấn đề cần sự hợp tácchặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Theo BS. Phạm Văn Trụ
SGTT




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.