Trời rét đậm đột ngột: Cảnh giác căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây mất thẩm mỹ vĩnh viễn, chị em càng nên cẩn trọng!

Liệt mặt, méo miệng là hiện tượng nhiều người gặp phải khi sống trong thời tiết rét đậm rét hại, nhất là trong giai đoạn chuyển lạnh đột ngột. Đây không phải là hiện tượng có khả năng tự phục hồi mà thực chất là một căn bệnh đáng sợ mang tên viêm dây thần kinh số 7.

Thời gian qua, tiết trời bỗng chuyển sang rét đậm rét hại đột ngột làm gia tăng người bị méo miệng, liệt mặt. Tại Bệnh viện Châm Cứu Trung ương, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị liệt mặt những ngày gân đây tăng gấp 2 lần so với thời điểm trước rét.

Theo đó, mỗi ngày tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Châm cứu TW tiếp nhận 30 - 40 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị liệt mặt, méo miệng. Các bác sĩ cho biết, khoảng 80% nguyên nhân gây liệt mặt ngoại biên là do lạnh đột ngột, gây viêm dây thần kinh số 7.


Trời rét đậm đột ngột: Cảnh giác căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây mất thẩm mỹ vĩnh viễn, chị em càng nên cẩn trọng!-1
Tiết trời bỗng chuyển sang rét đậm rét hại đột ngột làm gia tăng người bị méo miệng, liệt mặt.

Bệnh viêm dây thần kinh số 7 nếu chủ quan sẽ khiến bạn bị liệt mặt vĩnh viễn

Theo BS Vũ Hữu Ngõ (nguyên trưởng khoa Châm cứu và Dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương), bệnh viêm dây thần kinh số 7 hay còn gọi là liệt dây 7 ngoại biên, trong Đông y có tên là khẩu nhãn oa tà. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ, trung tuổi, cao tuổi hay thanh niên. Do đó, mọi đối tượng cần phòng tránh căn bệnh này khi trời lạnh đột ngột.

Theo bác sĩ Ngõ có 3 nguyên nhân chính gây nên căn bệnh viêm dây thần kinh số 7. Đó là phong hàn, viêm tai giữa và bệnh zona thần kinh. Ngoài ra, chấn thương cũng có khả năng gây nên hiện tượng liệt mặt vào mùa thu đông. Đây cũng chính là lý do khiến bệnh viêm dây thần kinh số 7 tăng mạnh vào giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông.

"Người bị viêm dây thần kinh số 7 sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như súc miệng không được, mắt nhắm không khít, không cảm thấy đau đớn hay bất cứ cảm giác gì, chủ yếu là người ngoài nhìn vào sẽ thấy hình dạng mặt, miệng có sự thay đổi như lệch, méo. Đặc biệt là ở người trưởng thành sẽ xuất hiện các biểu hiện như thổi hơi trong miệng không được, khi ăn bị đọng 1 bên, uống nước thì bị chảy ra ngoài", BS Ngõ cho biết.

Theo chuyên gia, khi thăm khám bệnh cần hết sức cẩn thận vì căn bệnh này dễ nhầm lẫn sang liệt trung ương – thường xuất phát từ các nguyên nhân như tai biến mạch máu não, huyết áp cao hoặc các bệnh về tim mạch.

Trời rét đậm đột ngột: Cảnh giác căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây mất thẩm mỹ vĩnh viễn, chị em càng nên cẩn trọng!-2
Theo chuyên gia, khi thăm khám bệnh cần hết sức cẩn thận vì căn bệnh này dễ nhầm lẫn sang liệt trung ương.

Viêm dây thần kinh số 7 không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng cực mất thẩm mỹ

Bệnh nhân bị viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng liệt méo miệng, nhất là làm mất thẩm mỹ. Khi bệnh để quá 2-3 năm thì sẽ trở thành tật cực khó chữa khỏi hoàn toàn.

Để điều trị viêm dây thần kinh số 7, theo BS Ngõ, nguyên tắc do lạnh là phải khu phong tán hàn, kết hợp châm cứu bằng điếu ngải (hơ vào các chân kim, làm nóng lên để tán hàn), vì cơ chế lạnh làm co mạch máu. Đây là giai đoạn quyết định. Nếu không thực hiện đúng giai đoạn này thì việc điều trị khỏi bệnh sẽ gặp khó khăn.

"Nếu bệnh nhân bị chạy dây thần kinh từ chỗ này sang chỗ khác thì cần phải kiên trì châm cứu trong tuần đầu điều trị một số trường hợp không đỡ là do cương bệnh, bệnh nhân cần phải kiên trì châm cứu trong tuần đầu, không nên châm quá nhiều kim vào mặt", BS Ngõ lưu ý.

Trời rét đậm đột ngột: Cảnh giác căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây mất thẩm mỹ vĩnh viễn, chị em càng nên cẩn trọng!-3
Bệnh nhân bị viêm dây thần kinh số 7 nếu có dùng thuốc thì chỉ là hỗ trợ, muốn khỏi hoàn toàn thì phải sử dụng đến châm cứu.

Về quá trình châm cứu, BS Ngõ khẳng định bệnh viêm dây thần kinh số 7 cần được chia liệu trình: Liệu trình đầu là 20 ngày châm liên tục. Sau đó nghỉ 10 ngày rồi mới châm liệu trình thứ hai. Trong quá trình châm cứu, người bệnh khi đi ra ngoài cần đeo kính, khẩu trang kín mặt khi đi đường.

Để phòng tránh căn bệnh vào mùa đông, chuyên gia khuyến cáo, khi đi ra ngoài, người lớn cần xoa bóp ngũ quan ở mặt trước khi ra ngoài, trẻ con cần mặc ấm.

"Bệnh nhân bị viêm dây thần kinh số 7 nếu có dùng thuốc thì chỉ là hỗ trợ, muốn khỏi hoàn toàn thì phải sử dụng đến châm cứu" là lời khẳng định của BS Ngõ. Đặc biệt, bệnh nhân không nên tiêm thuốc vào mặt vì hành động này rất dễ gây xơ cứng, liệt mặt vĩnh viễn. Đây là căn bệnh nếu không cẩn thận sẽ gây mất thẩm mỹ cả đời nhưng nếu biết chữa đúng phương pháp thì rất dễ chữa, nhanh khỏi.

Do đó, nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm dây thần kinh số 7 thì cần tìm đến bác sĩ châm cứu có chuyên môn sâu để thăm khám và được chữa bệnh hoàn toàn, tránh các biến chứng đáng tiếc.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/troi-bong-chuyen-sang-ret-dam-dot-ngot-canh-giac-can-benh-nguy-hiem-co-nguy-co-gay-mat-tham-my-vinh-vien-chi-em-cang-nen-can-trong-2220202212175135132.htm

méo miệng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.