Gả chồng chứ đâu phải bán con mà cấm cản con dâu về ăn Tết đầm ấm, đầy đủ con cái với nhà ngoại!

Dù là con gái đã lấy chồng nhưng con gái lấy chồng rồi thì sao? Thì tôi vẫn là con của bố mẹ cơ mà, vẫn có quyền ăn Tết quê ngoại kia mà.


Dù là con gái đã lấy chồng nhưng con gái lấy chồng rồi thì sao? Thì tôi vẫn là con của bố mẹ cơ mà, vẫn có quyền ăn Tết quê ngoại kia mà.

Mọi năm thấy mọi người nói về chuyện về quê nội - quê ngoại ăn Tết, tôi cũng muốn kể câu chuyện của mình và đưa ra cái ý kiến cá nhân.

Tôi lấy chồng được 4 năm, nhà chồng cách xa nhà tôi hơn 300 km vậy mà tôi vẫn có 2 cái Tết hạnh phúc bên nhà ngoại.

Chẳng phải đến lúc cưới chúng tôi mới nói cái chuyện ăn Tết ở nội hay ngoại. Yêu nhau được 2 năm, cái Tết năm thứ 3 chồng tôi đã quyết định ra ngoài Bắc ăn Tết cùng gia đình tôi. Không phải vì khi yêu anh muốn lấy lòng người yêu và bố mẹ vợ tương lai mà chỉ đơn giản vì anh muốn ngày Tết được hạnh phúc, ấm áp bên người mình yêu thương. Mà đã yêu nhau thì có phân biệt gia đình người yêu với gia đình mình đâu.

Ngày Tết chúng tôi vui vẻ gọi điện chúc Tết, hỏi thăm bố mẹ, các anh chị, họ hàng bên nội. Khi chưa cưới chúng tôi cũng đã từng nhiều lần nói chuyện với nhau về vấn đề này. Tôi luôn nói với chồng rằng sau này cưới nhau về rồi, mỗi năm mình ăn Tết ở một bên, năm nay ăn Tết ở ngoại thì năm sau ăn Tết ở nội .

Bố mẹ có ít con cái, tôi lại lấy chồng xa, thi thoảng mới về nhà thăm nhà được. Gả chồng cho con chứ không phải bán con nên bố mẹ tôi cũng có quyền được hưởng những cái Tết đầm ấm, đầy đủ con cái, dâu rể trai gái.

Tôi muốn có hiếu với cha mẹ cũng là phá vỡ truyền thống từ xưa của cha ông sao? - Ảnh 1.

Thật may mắn cho tôi khi chồng tôi hoàn toàn hiểu cái suy nghĩ ấy. (Ảnh minh họa)

Ai còn nghĩ Tết phải ở nội ăn Tết thì người đó còn ôm cái suy nghĩ lạc hậu phải đẻ con trai. Nội hay ngoại thì cũng như nhau mà. Hơn nữa nhà nội tôi ngày Tết chẳng có việc gì ngoài việc dọn dẹp, sắp mâm cỗ thắp hương. Trong khi đó bên ngoại làm hàng quán nên cứ gọi là bận đến chín, mười giờ đêm. Bữa cơm những ngày gần Tết còn ăn vội để kịp làm hàng chứ chẳng có thời gian mà dọn dẹp hay chơi Tết. Vậy tôi hỏi là con cái có thể thoải mái được không?

Biết dù mình không giúp bố mẹ được nhiều về hàng quán nhưng ít nhất chuẩn bị bữa cơm nóng để bố mẹ ăn ấm bụng lấy sức, được quét dọn, lau chùi nhà cửa chuẩn bị ban thờ, lễ cúng gia tiên để tối ba mươi mẹ có đi chợ về muộn cũng không phải vội mà vẫn có lễ cúng gia tiên đầy đủ chu đáo. Cái suy nghĩ, mong muốn đấy của một đứa con có gọi là sai không?

Dù là con gái đã lấy chồng nhưng con gái lấy chồng rồi thì sao? Thì tôi vẫn là con của bố mẹ cơ mà. Tôi vẫn có quyền được giúp bố mẹ. Vẫn có quyền được mang niềm vui, tiếng cười ngày đầu năm cho đấng sinh thành ra tôi. Đòi hỏi cái quyền ấy là sai sao? Tôi muốn có hiếu với cha mẹ cũng là phá vỡ truyền thống từ xưa của cha ông sao?

Thật may mắn cho tôi khi chồng tôi hoàn toàn hiểu cái suy nghĩ ấy. Anh luôn ủng hộ và hơn thế, anh còn là người trực tiếp nói với gia đình chồng để tôi không bị mọi người trách mắng, nói nọ kia.

Về ăn Tết nhà ngoại nhưng tiền mừng tuổi ông bà, bố mẹ vợ hay đến cả các cháu, anh cũng rất chu đáo. Không trực tiếp đưa thì cũng nhắc nhở vợ để vợ khỏi quên. Chuyện gọi điện hỏi thăm thì khỏi bàn, một tuần ít nhất cũng được một, hai lần hay những ngày lễ đặc biệt anh cũng không quên gọi chúc sức khỏe, hỏi thăm ông bà. Với anh, bố mẹ vợ cũng là bố mẹ anh nên anh chưa bao giờ ngăn cản tôi chuyện chăm sóc hay báo hiếu bố mẹ cả.

Tôi muốn có hiếu với cha mẹ cũng là phá vỡ truyền thống từ xưa của cha ông sao? - Ảnh 2.

Năm nay gia đình tôi lại chuẩn bị đón cái Tết cùng gia đình bên ngoại. (Ảnh minh họa)

Đấy chồng tôi đấy, cũng là con trai của một gia đình, cũng là đàn ông, thậm chí còn được gọi là người đàn ông lý tưởng đấy. Anh đẹp trai, lương tháng cũng được vài chục triệu nhưng anh không mang cái suy nghĩ cổ hủ Tết phải ăn Tết nhà nội đâu. Anh cũng không suy nghĩ con trai mới là con, con gái là con người ta. Chỉ đơn giản vì anh có trái tim, anh có cái đầu, anh biết yêu thương, hiểu và trân trọng suy nghĩ của người khác và hiểu vợ anh.

Bỏ cái suy nghĩ gia đình nội là nhất, bỏ cái sĩ diện, cái vẻ bề ngoài không cần thiết ấy đi. Hãy hiểu và sống vì người khác nữa. Tôi tin chắc rằng phụ nữ yêu và lấy được người đàn ông hiểu mình, yêu quý bố mẹ vợ sẽ vô cùng hạnh phúc tôn thờ là soái ca cả cuộc đời. Không những thế, chẳng cần phải nói nhiều nhưng cái suy nghĩ, cách đối nhân xử thế của người phụ nữ ấy đối với nhà chồng, đối với bố mẹ chồng sẽ khác rất nhiều.

Tết gần đến rồi, năm nay gia đình tôi lại chuẩn bị đón cái Tết cùng gia đình bên ngoại. Hi vọng và chúc các chị dù lấy chồng xa hay gần nếu muốn về quê ngoại ăn Tết cùng gia đình mẹ đẻ thì đừng ngại ngần bày tỏ, chia sẻ suy nghĩ với chồng và gia đình chồng nhé.

Theo Helino


về quê ăn Tết

chúc Tết

Tết nội Tết ngoại


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.