Kết bạn qua Facebook, thiếu nữ bị bắt cóc và hiếp dâm suốt 2 tháng

Một cô gái vẫn còn ở độ tuổi vị thành niên, sống tại Madagascar, đã kể lại câu chuyện mình bị đánh thuốc, bắt cóc và hiếp dâm..

Một cô gái vẫn còn ở độ tuổi vị thành niên, sống tại Madagascar, đã kể lại câu chuyện mình bị đánh thuốc, bắt cóc và hiếp dâm trong 2 tháng sau khi gặp gỡ người đàn ông cô nói chuyện qua mạng.

“Jenny”, 17 tuổi, đến từ Antananarivo, thủ đô của Madagascar (một quốc đảo nằm ở Ấn Độ Dương), đã nói chuyện với một người đàn ông 28 tuổi qua Facebook trong vòng 6 tháng. Và khi hắn ta đề nghị gặp mặt, cô đã đồng ý.

Trong vòng 2 tuần kể từ khi gặp người đàn ông đó, cô bé ở trong tình trạng không tỉnh táo, điều mà cô có thể nhớ lại là mình đã bị hiếp dâm liên tục, đánh đập và ép phải uống thuốc để không chạy trốn.
 
khóc lóc
Jenny, 17 tuổi, trong ảnh, đang ngồi cùng mẹ, đã bị bắt cóc và hiếp dâm bởi 1 người đàn ông 28 tuổi cô làm quen trên Facebook.

“Tôi có hơn 310 người bạn trên Facebook. Tôi không biết khoảng 100 người trong số đó. Tôi chỉ muốn có thật nhiều bạn trên Facebook thôi” Jenny nói.

Cô đồng ý kết bạn với 1 người đàn ông 28 tuổi và cặp đôi bắt đầu trò chuyện qua lại trên mạng xã hội.

“Bố mẹ tôi không hề biết tôi nói chuyện với người lạ trên Facebook. Người đàn ông đó xuất hiện và trò chuyện với tôi”.
Trong vòng 6 tháng sau đó, Jenny đã nói chuyện rất nhiều với người bạn mới này, và khi cần giúp đỡ cô bé thường tìm tới người này. Cô bé đã thi trượt ở trường và thầy giáo của cô bé đã đưa ra lời đề nghị rằng cô bé chỉ cần "chạy tiền" là có thể qua được. Tuy nhiên, cô bé không đủ số tiền mà thầy giáo đưa ra.

 Jenny (bên trái) đã bị đánh thuốc và bị giam cầm trong 2 tháng, bị hiếp dâm và đánh đập liên tục.
 
Jenny nói chuyện với bác sĩ Julia Rabenantoandro thuộc tổ chức Liên Hợp Quốc trong 1 bệnh viện ở Antananarivo, Madagascar.

 Vì vậy cô đã nhờ người đàn ông này giúp, và anh ta đồng ý.

“Anh ta đã bắt cóc tôi và giam tôi trong ngôi nhà của anh ta 2 tháng. Tôi đã mất sự tỉnh táo trong vòng 2 tuần. Tôi mơ thấy mẹ mình chết nên đã cố gắng trốn thoát, nhưng không thể. Tôi không thể ra ngoài và anh ta liên tục lạm dụng tôi. Anh ta hiếp dâm tôi trong khoảng 2 tháng, tôi đã khóc rất nhiều”, cô bé cho biết.

Cô gái nức nở nói tiếp: “Tôi không hề hy vọng người mà mình nói chuyện trong hơn 6 tháng lại làm những việc đồi bại như vậy đối với mình. Tôi đã thật sự tin vào những gì người đó nói với mình khi chúng tôi trò chuyện trên Facebook, tôi không nhận ra anh ta là mối nguy hại đối với mình khi chúng tôi gặp nhau. Tôi còn nghĩ anh ta rất tử tế”.

Jenny nói rằng em đã cố để thoát ra nhưng không thể, cho tới khi một người hàng xóm nhìn thấy em trong nhà kẻ phạm tội.
 
Jenny cuối cùng cũng được tự do khi một người hàng xóm đã nhìn thấy cô bé trong nhà của kẻ hiếp dâm và báo cho cảnh sát. Cảnh sát sau đó đã đưa Jenny tới ủy ban Liên Hợp Quốc để Jenny được điều trị cả về thể chất lẫn tinh thần. Cô gái đã có thể trở lại trường học, nhưng lại bị mắc vấn đề đối với trí nhớ, và đang phải vật lộn với việc ghi nhớ thông tin.

“Tôi có thể trở lại trường, nhưng tôi lại không thể nhớ được các bài học trên lớp. Tôi thật sự không biết tại sao nhưng khi tôi học bài, tôi không nhớ được gì cả”.

Thủ phạm đã bị bắt giữ và đang chờ ngày xét xử. Thầy giáo của Jenny, người đã yêu cầu Jenny trả tiền để qua kì thi cũng đã bị bắt giữ.

Vụ việc của Jenny là vô cùng nghiêm trọng. Nhưng điều nguy hiểm hơn là đang có hàng trăm trẻ em và trẻ vị thành niên rơi vào nguy hiểm vì tham gia vào mạng xã hội như vậy.
 
Cô bé đã có thể trở lại trường học, nhưng gặp vấn đề trong việc ghi nhớ thông tin.
 
Các báo cáo mới nhất của UNICEF cho thấy trẻ vị thành niên rất tự tin vào khả năng giữ an toàn cho bản thân mình, với gần 90% tin rằng họ có thể tránh được các nguy hiểm trên mạng.

Báo cáo này được thực hiện trên 10 nghìn thanh thiếu niên có độ tuổi trong khoảng 18 đến từ 25 quốc gia, và một nửa trong số đó tin rằng bạn bè họ đang mạo hiểm tính mạng vì cách hành xử trên mạng xã hội.

Hơn một nửa cũng cho rằng gặp gỡ người lạ qua mạng khá quan trọng đối với họ, nhưng chỉ có 36% tin tưởng mạnh mẽ rằng họ có thể phát hiện ra ai đang nói dối qua mạng.

“Trên toàn cầu hiện có khoảng 30% người dùng internet là trẻ em. Internet và điện thoại đã mang một cuộc cách mạng tới cho người trẻ trong việc tiếp cận thông tin, nhưng khảo sát cũng cho thấy các nguy hiểm rình rập đối với các chàng trai và cô gái”, Giám đốc UNICEF, Cornelius Williams cho biết.

Nguồn: Dailymail
 Theo Bích Hà / Trí Thức Trẻ

hãm hiếp

Trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.