Người Nhật vẫn chưa thể tin công dân nước này bị IS hành quyết

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí sáng 25/1, bố của Yukawa, con tin được cho là đã bị hành quyết bày tỏ hy vọng thông tin trong đoạn băng là giả.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí sáng 25/1, bố của Yukawa, con tin được cho là đã bị hành quyết bày tỏ hy vọng thông tin trong đoạn băng là giả.

Hãng tin Reuters ngày 25/1 cho biết, các nhà ngoại giao Nhật Bản ở thủ đô Amman ở Jordan có thể đang thương thuyết để tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trả tự do cho một trong hai con tin còn sống.

Trước đó, trên mạng Internet xuất hiện đoạn băng ghi hình nhà báo Kenji Goto, một trong hai người Nhật Bản bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng bắt giữ nói rằng con tin kia đã bị hành quyết. Trong đoạn băng, ông Goto cầm một số bức ảnh chụp thi thể bị chặt đầu được cho là của con tin người Nhật còn lại, Haruna Yukawa.
 
Người dân Nhật Bản theo dõi tin tức qua một màn hình tivi ở Tokyo (ảnh: AP)
 
Thông điệp trong đoạn băng cũng cho biết, phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng không đòi tiền chuộc nữa mà yêu cầu trả tự do cho Sajida al-Rishawi, một phụ nữ do al-Qaeda ở Iraq giao nhiệm vụ đánh bom liều chết một khách sạn ở Jordan năm 2005.
 
Dù chính phủ Nhật Bản ngày 25/1 kết luận nội dung đoạn băng ghi hình nhiều khả năng là sự thật, một số người dân, đặc biệt là thân nhân của các con tin vẫn chưa từ bỏ hy vọng.
 
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí sáng 25/1, bố của Yukawa, con tin được cho là đã bị hành quyết bày tỏ hy vọng thông tin trong đoạn băng này là giả. Nhiều người dân Nhật Bản khác cũng đặt nghi vấn về đoạn băng này.
 
Ông Kazunori Seki, 42 tuổi, cho biết: “Vẫn chưa thể rõ liệu có phải ông Yukawa ở trong ảnh hay không nhưng thời hạn chót để nộp tiền chuộc đã qua vì thế tôi nghĩ rằng đó cũng có thể là ông ấy và mọi việc có thể đã đi đến nước này”.
 
Trong khi đó, bà Yasuki Kanamaru, một người về hưu lại cho rằng: “Đầu tiên chúng muốn tiền, bây giờ lại muốn đổi người. Tôi không tin rằng chúng đã giết con tin. Có thể đây chỉ là một chiến thuật của chúng”.
 
Nhiều người dân Nhật Bản đặt ra câu hỏi tại sao 2 công dân nước này lại có mặt tại Syria, một trong những khu vực nóng nguy hiểm nhất thế giới hiện nay, và tại sao họ biến mất nhiều tháng mà chính phủ không biết hoặc có bất cứ biện pháp nào.
 
Một số người cho rằng chính phủ Nhật Bản phần nào chịu trách nhiệm vì không đưa ra cảnh báo đi lại ở những khu vực nguy hiểm. Một số người cho rằng chính phủ Nhật Bản có thể sẽ trả tiền chuộc 2 con tin nhưng Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng Tokyo sẽ không làm điều này.
 
Ông Abe nêu rõ: “Chúng tôi sẽ không đầu hàng chủ nghĩa khủng bố. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế để đem lại hòa bình và an ninh theo một cách chủ động. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác để đảm bảo an toàn cho công dân của mình.”
 
Thủ tướng Nhật bản Abe cho biết, nước này sẽ hợp tác chặt chẽ, bàn luận kỹ càng với Jordan để có thể giải thoát cho các con tin đang trong thời khắc khó khăn nhất. Hãng tin Reuters ghi nhận, đặc phái viên của Nhật Bản về vấn đề con tin bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo bắt giữ, ông Yasuhide Nakayama đã có mặt tại Amman, Jordan để giải quyết cuộc khủng hoảng con tin này./.
 

 
Theo Diệu Hương
Vov.vn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.