Ai chủ mưu loạt vụ đánh bom khủng bố ở Nga?

Sau vụ đánh bom tại Moscow, hàng loạt lực lượng khủng bố bị đặt trong diện tình nghi nhưng đứng đầu vẫn là lực lượng ly khai tại Caucasus thuộc Nga.

Sau vụ đánh bom tại Moscow, hàng loạt lực lượngkhủng bố bị đặt trong diện tình nghi nhưng đứng đầu vẫn là lực lượng ly khai tạiCaucasus thuộc Nga. 

Người cũ - Umarov

Trong số các nhóm khủng bố, lựclượng Hồi giáo cực đoan ở khu vực Caucasus  thuộc Nga do Doku Umarov dẫn đầu hômqua lớn tiếng đứng ra nhận trách nhiệm hai vụ đánh bom ở Moscow. Tuy nhiên,trong khi công tác điều tra chưa kết thúc, chưa thể khẳng định tính chính xáccủa tuyên bố của Umarov. Hiện chỉ có thể chắc chắn một điều, Umarov là đối tượngđáng nghi nhất bởi y có nhiều đặc điểm phù hợp với các vụ tấn công vừa qua.

Ai chủ mưu loạt vụ đánh bom khủng bố ở Nga?

Umarov đe dọa mở rộng tấn công.

Thứ nhất, Doku Umarov từlâu là kẻ rất hung hăng, không ít lần đe dọa mở rộng các cuộc tấn côngra khắp nước Nga. Và cách đây vài ngày, Umarov dõng dạc tuyên bố trongmột clip: “Nếu Moscow cho rằng chiến tranh chỉ xảy ra ở Caucasus, chúngtôi sẽ đem chiến tranh đến từng nhà một ở Moscow. Chiến tranh sẽ lan tớiđường phố và các người sẽ thấy nó ở ngay kế bên mình”.

Một lý do khác khiến sự nghi ngờhướng về Umarov là việc tháng trước, “phó tướng” của hắn là Said Buryatsky bị anninh Nga tiêu diệt hôm 2/3 nên rất có khả năng, Umarov đánh bom ở Moscow hôm29/3 nhằm trả thù.

Cùng với việc Umarov có thâm niênđánh bom khủng bố, tên này hiện là "ứng cử viên" hàng đầu cho vị trí kẻ chủ mưuvụ 29/3.  

Liên kết với al-Qaeda

Vụ đánh bom hôm 29/3 là hành độngkhủng bố đầu tiên đáng chú ý ở Moscow từ năm 2004. Điều đó cho thấy bọn cực đoanthời gian qua (2004 - 2009) bị Chính phủ trung ương, địa phương, các cơ quan anninh Nga tấn công, truy quét quyết liệt, không có khả năng trả đũa.

Ai chủ mưu loạt vụ đánh bom khủng bố ở Nga?

Al-Qaeda bị nghi dính líu tới vụ 29/3.

Tuy nhiên, vụ đánh bom hôm 29/3cũng là tín hiệu cho thấy, bọn khủng bố đang trỗi dậy, sau khi vượt qua mọi biệnpháp an ninh của Nga. Để làm được điều này trong bối cảnh Moscow vẫn không ngừngtruy quét, bọn cực đoan chắc chắn được "hà hơi, tiếp sức" từ bên ngoài nên mớicó thể lớn mạnh, gây ra vụ 29/3.

Do đó, dù bọn khủng bố ở Chechen khẳng định hoạt động độc lập, không thèm “nhái”al-Qaeda nhưng nhìn vào nguồn lực để gây ra vụ 29/3, cũng như tác phong “làmviệc” của các góa phụ đen cùng êkíp thì có lý do để nghi ngờ bọn chúng có liênhệ với al-Qaeda.

Tờ Asia Times còn mạnh dạn hơnkhi khẳng định, hai góa phụ đen đánh bom ở Moscow đều trẻ, chưa tới 25 tuổi,được một “chi nhánh” của al-Qaeda huấn luyện ở tỉnh Nam Waziristan, Pakistan.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thôngbáo, Lữ đoàn gìn giữ hòa bình quốc tế Hồi giáo (IIPB) là nguồn tài trợ chủ yếucho bọn ly khai Chechnya thông qua nhiều chân rết của tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Trước nữa, theo nhiều nguồn tin,một lãnh đạo bọn khủng bố Chechen và là "tiền bối" của Umarov là Khattab từng kềvai sát cánh với Osama bin Laden tại chiến trường Afghanistan 1979 – 1989. Đạisứ Mỹ tại Nga là Alexander Vershbow từng khẳng định: “Osama bin Laden và nhiềumạng lưới tầm quốc tế đã tài trợ cho bọn khủng bố Chechnya”. 

Ngoài việc nhân nguồn cung tàichính từ al-Qaeda và nhiều tổ chức khủng bố khác, tờ Moscow Times dẫn lời nhànghiên cứu Yulia Latynina cho rằng, bọn ly khai Chechen còn kiếm tiền bằng cách“trấn” các doanh nghiệp. Chúng kiếm được không ít từ "dịch vụ bảo kê" bởi nếukhông trả tiền, các ông chủ sẽ bị trừng phạt. Bà Latynina tóm gọn: "Tại vùngCaucasus của Nga, bạn phải tuân theo luật địa phương, ngược lại, bạn sẽ bịgiết".

Với nguồn tài chính trên, các tổchức khủng bố ở Chechnya thu hút được không chỉ các phần tử chống đối địa phươngmà còn tuyển được không ít thành viên từ bên ngoài lãnh thổ, chủ yếu là từ cácquốc gia Arab có liên hệ với al-Qaeda.

Chưa dừng lại, chúng còn xây haitrường đào tạo khủng bố ngay tại Caucasus, đảm bảo khi “tốt nghiệp, các học viênđều nắm vững nghiệp vụ ngụy trang, đánh bom, lẩn trốn..." Nhà nghiên cứu Alix dela Grange khẳng định, không cần phải "du học" tận Pakistan, Afghanistan, khủngbố Caucasus vẫn đạt "chuyên môn" tốt khi học tại Chechnya.

Hợp tác chống khủng bố

Theo Moscow Times, các vụ tấncông cho thấy bọn khủng bố ở Nga đang mạnh, đủ sức tấn công mọi lúc, mọi nơi, kểcả tại Thủ đô Moscow, ngay gần trụ sở Cơ quan tình báo Liên bang. Điều đó đồngnghĩa với việc chẳng ai có thể đảm bảo chắc chắn các hoạt động tương tự sẽ khôngtái diễn, nhất là khi Nga chuẩn bị tổ chức nhiều sự kiện lớn, điển hình là Thếvận hội mùa Đông tại Sochi năm 2014.

Ai chủ mưu loạt vụ đánh bom khủng bố ở Nga?

Vụ 29/3 có sự tiếp sức của al-Qaeda

Do đó, nhiều kiến nghị được đưa ra để đối phó với thách thức trên. Có người kêugọi trấn áp mạnh hơn nữa bọn khủng bố, người đề xuất phải cải thiện đời sốngngười dân, chấm dứt nguồn gốc gây ra tư tưởng cực đoan...

Tuy nhiên, trên đây vẫn là những việc mà Moscow đã và đang triển khai. Có khácchăng là thay vì hiệu quả như giai đoạn 2004 - 2009, giờ đây chúng dường như tỏra không còn hiệu quả như trước, không còn trói được con thú khủng bố.

Do đó, ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi Moscow hợp tác sâu rộng với cộngđồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ nhằm chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu chứ khôngchỉ riêng ở Caucasus.

Bởi theo Christian Science Monitor, bọn khủng bố Caucasus, al-Qaeda... âm mưuphát triển khắp Trung Á và vùng Caucasus. Chúng không còn hoạt động riêng lẻ màngày càng quốc tế hóa, hợp tác chặt. Chúng không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốcgia mà, liên kết các mặt trận, từ Pakistan, Afghanistan, “quá cảnh” ở Iran rồilọt vào Azerbaijan, sang Chechnya... và ngược lại.

Vì vậy, đã tới lúc Nga phải hợptác chặt hơn với nước ngoài, không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ thông tin, mà cònphải đi sâu hơn vào các lĩnh vực khác.

Và cuộc điện đàm giữa Tổng thống Dmitry Medvedev với đồng nhiệm Mỹ Barack Obamahôm 30/3 (một ngày sau vụ khủng bố tại Moscow) có thể là bước đi hữu ích đầutiên trên chặng đường chống khủng bố mới.

Chechnya - vùng đất "dữ" 

Chechen là dân tộc thiểu số sống ở vùng Caucasus, phía Nam Nga. Trong 200 năm qua, họ thường xuyên nằm dưới sự quản lý của Moscow bởi chỉ giành độc lập trong những khoảng thời gian ngắn, đứt đoạn.

Người dân Chechen đa phần theo đạo Hồi. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người Chechen Hồi giáo ủng hộ ly khai, mở chiến dịch đòi độc lập, tách khỏi Nga, bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương. Chúng lập ra nhiều tổ chức và nổi bật là phong Đại hội tất cả người Chechen.

Kết quả là các cuộc xung đột nổ ra. Từ năm 1994 tới 1996, chính quyền trung ương và bọn ly khai giao tranh dữ dội và cuộc xung đột này thường được biết tới với tên gọi Cuộc chiến tranh Chechen lần thứ nhất. Hàng chục nghìn người thiệt mạng nhưng Nga vẫn không thể kiểm soát được Chechnya nhiều đồi núi nên đành để khu vực này độc lập tương đối.(Theo Council on Foreign Relations).

Tới tháng 8/1999, bọn ly khai Chechen lại nổ loạn, tấn công quốc gia Dagestan lân cận. Tháng 8 – 9/1999: binh lính Nga tấn công bọn ly khai Chechen ở vùng núi Dagestan. Cuộc chiến Chechen thứ hai bùng nổ. Hàng chục nghìn người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Tới tháng 2/2000, Nga tái chiếm Thủ phủ Chechnya là Grozny, chính thức nắm quyền kiểm soát Chechnya.

Từ đó, phong trào ly khai trầm lắng và tới tháng 7/2006, khi thủ lĩnh bọn ly khai là Shamil Basayev bị an ninh Nga tiêu diệt, bọn khủng bố gần như bị biến mất khỏi bản đồ phía Nam nước Nga.

Ngày 29/3, hai quả bom nổ ở Moscow, báo hiệu nguy cơ một đợt khủng bố mới.

Tiểu sử Umarov và "phó tướng" Buratsky

Buryatsky chủ mưu vụ đánh bom tàu Nevsky Express hồi tháng 11/2009 khiến 26 người chết, 100 người bị thương, cũng như vụ ám sát Tổng thống Ingushetia Yunus-Bek Yevkurov hồi tháng 6/2009. Y đào tạo được khoảng 30 kẻ đánh bom tự sát. 9 kẻ đã chết, FSB đang tìm 21 tên còn lại.

Umarov năm nay 46 tuổi, sinh ở Chechnya, tốt nghiệp khoa xây dựng Học viện dầu mỏ ở Grozny, Chechnya. Y cầm súng chống Moscow từ 15 năm nay. Hắn tiếp quản quyền lãnh đạo phe nổi loạn từ năm 2006.

Tháng 10/2007, Umarov tuyên bố thành lập tiểu vương quốc Caucasus gồm Dagestan, Chechnya, Ingushetia, Ossetia, Nogay, Kabardino-Balkaria và Karachay-Cherkessia và tự mô tả mình là Tổng thống nhằm tập hợp lực lượng.

Tuy nhiên, tới nay không quốc gia nào công nhận vị "lãnh đạo" n

 

Theo Nam Việt
Ai chủ mưu loạt vụ đánh bom khủng bố ở Nga?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.