Ai và vũ khí nào có thể bắn rơi MH17?

Mỹ tin rằng chuyến bay chuyến bay MH17 đã bị bắn hạ bằng một tên lửa đất đối không. Nếu điều này là thật, nó sẽ đặt ra 2 câu hỏi lớn: ai đã bắn tên lửa và vũ khí được sử dụng là loại nào?

Mỹ tin rằng chuyến bay chuyến bay MH17 đã bị bắn hạ bằng một tên lửa đất đối không. Nếu điều này là thật, nó sẽ đặt ra 2 câu hỏi lớn: ai đã bắn tên lửa và vũ khí được sử dụng là loại nào?


Một hệ thống phòng thủ tên lửa Buk. (Ảnh minh họa)


Giới chức Ukraine nói rằng họ nghi ngờ một hệ thống tên lửa đất đối không do Nga chế tạo là vũ khí được dùng để bắn rơi chuyến may số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines và đổ lỗi cho các phần tử ly khai thân Nga là thủ phạm.

Giới chức Mỹ, trong đó có những người từ các cơ quan tình báo khác nhau, cho hay họ vẫn đang thu thập thông tin về vụ việc và từ chối bình luận về thủ phạm.

Truyền thông Mỹ cũng dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho hay một thống radar đã quan sát thấy một hệ thống tên lửa đất đối không được kích hoạt và theo dõi một máy bay ngay trước khi MH17 bị rơi.

Một hệ thống thứ 2 nhìn thấy tia lửa vào thời điểm máy bay Malaysia bị bắn. Mỹ vẫn đang phân tích đường đi của tên lửa để tìm hiểu xem tên lửa xuất phát từ đâu.

Một quan chức Mỹ nói rằng tên lửa đã được sử dụng để bắn rơi máy bay, nhưng hiện chưa rõ tên lửa được bắn từ lãnh thổ tại Ukraine hay Nga.

Các chuyên gia nhận định rằng các tên lửa vác vai trong kho vũ khí của các nhóm ly khai ở đông Ukraine không thể bắn rơi máy bay của Malaysia.

“Ở độ cao hành trình thông thường, một máy bay chở khách dân sự nằm ngoài tầm với của một hệ thống phòng không vác vai mà chúng ta nhìn thấy trong tay của các nhóm ly khai ở đông Ukraine”, chuyên gia Nick de Larrinaga, từ tạp chí quốc phòng IHS Jane's, cho biết.

Rick Francona, một quan chức không quân Mỹ về hưu, cho hay các vũ khí vác vai chỉ có thể đạt độ cao 4.500 m.

“Điều đó chứng tỏ rằng đó chỉ có thể là một hệ thống tên lửa đất đối không hoặc không đối không. Tôi đoán nhiều khả năng là tên lửa đất đối không”, ông Francona nhận định.

Một vũ khí có thể được sử dụng là hệ thống tên lửa BUK, được phát triển trong thời Xô Viết.

Tên lửa BUK, được NATO gọi là SA-11, được cả lực lượng Ukraine và Nga sử dụng. Tên lửa BUK có thể bắn hạ một máy bay đang bay ở độ cao trên 9.000 m.

Hệ thống tên lửa BUK được trang bị một đầu đạn 70 kg, được thiết kế để bắn rơi các tên lửa hành, máy bay, máy bay do thám của đối phương. Nó thường được đặt trên một thiết bị theo dõi.

Theo ông Doug Richardson, một chuyên gia về tên lửa và rocket từ tạp chí quốc phòng IHS Janes, một hệ thống tên lửa BUK di động thường bao gồm 3 đơn vị tách biệt: radar, thiết bị phóng và một bộ phận chỉ huy.
Trong hoàn cảnh thông thường, hệ thống BUK có thể chụp được ảnh tinh vi về một phương tiện bay trên không trung, cho phép nó phân biệt giữa máy bay dân sự và máy bay đối phương.

Tuy nhiên, thiết bị phóng cũng có thể hoạt động một mình nhưng với độ cảm ứng radar thấp hơn nhiều. Nếu các nhóm ly khai sử dụng hệ thống BUK theo hướng này, họ có thể không phân biệt được máy bay đối phương và máy bay dân sự.

MH17 đã bị rơi ở đông Ukraine khi đang bay từ Hà Lan về Malaysia.

 
Các khả năng khác bao gồm các tên lửa S-200 do Nga chế tạo mà quân đội Ukraine đang sử dụng, cùng các tên lửa S-300 và S-400 của Nga. S-300 và S-400 có thể tương đương với các khẩu đội phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ.

Tuy nhiên, lực lượng ly khai thân Nga không có khả năng sở hữu, kiểm soát một vũ khí tinh vi như vậy và sử dụng để bắn rơi máy bay.

Hôm qua, các tay súng ly khai đã lên tiếng bác bỏ sở hữu những hệ thống hiện đại.

Tuy nhiên, hãng tin AP cho biết, một trong số các nhà báo của hãng này đã nhìn thấy một hệ thống giống tên lửa BUK do Nga chế tạo gần thị trấn Snizhne ở miền đông Ukraine.

Các phần tử ly khai từ Cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong đã xông vào một căn cứ của quân đội Ukraine hôm 29/7 và khẳng định thu giữ ít nhất một vũ khí như vậy. Sau đó họ đã đăng tải bức ảnh về một hệ thống tên lửa trên trang Twitter, nhưng xóa nó sau khi MH17 bị bắn rơi.

Cũng có khả năng máy bay Malaysia bị bắn rơi bởi một hệ thống BUK của chính phủ Ukraine. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống BUK do chính phủ kiểm soát được đặt tại các địa điểm cố định, nơi các hãng hàng không dân sự đều biết rõ.
 
 
Theo An Bình (Dân Tr


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.