Bắt đầu đàm phám, sinh viên và chính quyền Hồng Kông tranh luận dữ dội

Vào lúc 18 giờ ngày 21-10 (giờ địa phương), cuộc đàm phán giữa sinh viên và chính quyền Hồng Kông chính thức bắt đầu. Cuộc đàm phán diễn ra trong vòng 2 giờ với sự tham gia của 5 đại diện chính quyền và 5 đại diện sinh viên.

Vào lúc 18 giờ ngày 21-10 (giờ địa phương), cuộc đàm phán giữa sinh viên và chính quyền Hồng Kông chính thức bắt đầu. Cuộc đàm phán diễn ra trong vòng 2 giờ với sự tham gia của 5 đại diện chính quyền và 5 đại diện sinh viên.

Toàn cảnh cuộc đàm phán

Trước thềm cuộc gặp gỡ, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời một người biểu tình tên Cas Chan chia sẻ: “Tôi không kỳ vọng quá nhiều vào cuộc đàm phán đêm nay, chỉ sợ làm mình thêm thất vọng. Mỗi bên đều đã biết con bài đối phương đưa ra và tôi không biết sinh viên sẽ làm thế nào nếu chính quyền vẫn giữ nguyên chính sách cứng rắn”.

Vào lúc 17 giờ 50, hai bên tham gia đàm phán sẵn sàng ngồi vào bàn, báo chí được tự do tác nghiệp. Đúng 18 giờ, cuộc đàm phán chính thức bắt đầu dưới sự điều hành của Giáo sư Leonard Cheng Kwok-hon – Hiệu trưởng Trường ĐH Lĩnh Nam. Ông phát biểu: “Tôi là người điều hành, tôi không được mời để làm trung gian hòa giải, giải quyết tranh chấp hai bên. Cuộc họp này nhằm thảo luận về vấn đề cải cách chính trị”.

5 đại diện sinh viên


5 đại diện từ phía chính quyền Hồng Kông

5 đại diện của liên đoàn sinh viên gồm hai lãnh đạo là Alex Chow Yong-Kang, Lester Shum cùng các thành viên chủ chốt khác như Nathan Law, Yvonne Leung và Chung Yiu-Wa.

Mở đầu cuộc đàm phán, Chánh văn phòng ông Lương Chấn Anh là bà Carrie Lam cho biết tiếng nói của sinh viên đã được xã hội, chính phủ và chính phủ trung ương tiếp nhận. “Tuy nhiên, một lý tưởng được tôn trọng phải được thực hiện bằng phương thức hợp tình và hợp pháp. Đây không phải cuộc thi về tranh luận”, bà Lam nói.

Tiếp đó, Alex Chow lên tiếng cho rằng cuộc đàm phán này đã được người dân trông đợi trong thời gian dài. “Người dân Hồng Kông đang nhận thấy rằng xã hội đang đi xuống, họ nghĩ rằng phải đứng lên chiến đấu. Trong tháng qua, họ đã phải “ăn” rất nhiều bình xịt hơi cay… Họ buộc phải ra đường, chiến đấu để tiếng nói của mình được chính quyền lắng nghe” - Alex Chow nói. Đồng thời, trong bài phát biểu của mình, Alex Chow nhắc lại về mối quan hệ giữa một cuộc bầu cử không công bằng và tình trạng nghèo đói, bất công. “Một ủy ban bầu cử không công bằng sẽ có tác động tiêu cực đến khoảng cách giàu nghèo ở Hồng Kông. Liệu nó có thể duy trì sự ổn định các tập đoàn kinh doanh và không tước đoạt quyền chính trị của hàng triệu người sống trong nghèo đói?”. Sau khi Alex Chow dứt lời, người biểu tình theo dõi qua màn ảnh rộng ngoài đường đã tặng anh một tràng pháo tay.

Người biểu tình tặng thủ lĩnh biểu tình một tràn pháo tay sau bài phát biểu

Đáp lại, bà Carrie Lam bác bỏ lời chỉ trích của các sinh viên về việc cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức cho phép chống lại người biểu tình. Theo bà Lam, cảnh sát đã kiềm chế và hành động đúng mực trong trường hợp này.

Đồng thời, bà Carrie Lam cũng cho biết sự phát triển chính trị của Hồng Kông phải tuân theo các điều luật cơ bản, trong đó Bắc Kinh phải giữ vai trò quan trọng. “Hồng Kông không phải là thực thể độc lập mà là đặc khu hành chính của Trung Quốc nên không thể tự quyết định về hướng phát triển chính trị cho riêng mình” - bà Lam nhấn mạnh.

Ngay lập tức, lý luận của bà Lam bị liên đoàn sinh viên bác bỏ. Các sinh viên trích dẫn quy định Hiến pháp Trung Quốc cho rằng quyết định của Ủy ban thường vụ quốc hội 31-8 hoàn toàn có thể thay đổi được nếu nó không thích hợp.

 
 

Người biểu tình hồi hộp theo dõi cuộc đàm phán

Trước phản pháo của sinh viên, ông Rimsky Yuen, Bộ trưởng Tư pháp Hồng Kông, nhấn mạnh Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc là cơ quan cấp cao nhất và tất cả các vấn đề chính trị cần sửa đổi đều thông qua ủy ban này. Ông đề nghị sinh viên không nên tranh cãi nhiều về việc có thay đổi quyết định hay không.

Lời phát biểu ngay lập tức nhận được phản ứng từ sinh viên Yvonne Leung Lai-kwok. Anh cho rằng những người Hồng Kông đang xem truyền hình sẽ tức giận vì chính quyền Hồng Kông chối bỏ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi chính trị cho người dân.

Theo L.Thoa (Nld.com.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.