Bị "sờ gáy", quan tham Trung Quốc vội nhảy lầu tự tử

Một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã nhảy từ cửa số phòng làm việc, cố quyên sinh sau khi nhận được cuộc điện báo ông ta đang bị điều tra tham nhũng.

Một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã nhảy từ cửa số phòng làm việc, cố quyên sinh sau khi nhận được cuộc điện báo ông ta đang bị điều tra tham nhũng.
 
Quan chức cấp cao nói trên tên là Dương Vệ Trạch (Yang Weize), 52 tuổi, cựu Bí thư thành ủy Nam Kinh vừa bị sa thải đầu tháng này để phục vụ công tác điều tra tham nhũng nhắm vào ông này. Ông Dương đã nỗ lực tự tử bằng cách nhảy xuống từ cửa sổ phòng làm việc vào ngày 4.1 ngay sau khi nhận được một cú điện báo ông ta đang bị điều tra. Tuy nhiên, do có người phát hiện và ngăn cản kịp thời, nỗ lực tự tử của ông Dương bất thành. Ngay sau đó cùng ngày, ông này bị bắt giam và bị cách chức.
 
Được biết, ngày trước khi rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, ông Dương còn xuất hiện trước công chúng, trèo lên Vạn Lý Trường Thành và cao hứng đọc một đoạn trích trong bài thơ nổi tiếng của Cố Chủ tịch Mao Trạch Đông.
 
Chân dung ông Dương Vệ Trạch 

Một quan chức Nam Kinh cho biết, vụ điều tra ông Dương có liên quan đến mối quan hệ thân thiết giữa ông này với ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc
 
Ông Dương từng là bí thư thành ủy thành phố Vô Tích, quê hương của ông Chu trong vòng 6 năm. Trong thời gian ấy, nhiều người tin rằng ông Yang thường xuyên qua lại và thăm hỏi cựu trùm an ninh Trung Quốc. Một số tờ báo khác thậm chí còn cho rằng, hồi cuối tháng 9.2013, chính Yang là người đem "biếu" các cô bồ trẻ đẹp cho ông Chu Vĩnh Khang.
 
Trước nỗ lực tự tử hòng trốn tránh cuộc điều tra tham nhũng của ông Dương Vệ Trạch, truyền thông Trung Quốc bình luận, trên thực tế quyên sinh được xem là "lựa chọn thích đáng" dành cho các quan tham nước này.
 
"Xét trên góc độ kinh tế, đây là (tự tử) lựa chọn hợp lý, thích đáng vì được nhiều hơn mất. Tự tử giúp quan tham tránh cuộc điều tra tham nhũng, bảo vệ được khối tài sản phi pháp mà họ tích lũy được cho người thân, gia đình. Tự tử cũng là hành động nhằm che đậy cho các đồng nghiệp khác, đặc biệt là những cấp trên của họ, hòng giúp đảm bảo sự an toàn cho người thân và gia đình. Thông thường, cuộc điều tra tham nhũng có thể bị gián đoạn hoặc bị "lãng quên" sau khi nhân vật chính bị điều tra tự tử", theo China Daily.
 
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, theo ước tính, kể từ cuối năm 2012 đến nay khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu phát động chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" hòng loại bỏ một cách triệt để, tận gốc nạn tham nhũng tràn lan trong chính phủ cũng như quân đội, số lượng các vụ tử tự trong giới quan chức Trung Quốc đã tăng vọt.
 
Hàng chục trường hợp tự tử đã được ghi nhận, trong đó, đáng kể là hai quan chức cấp cao ở Nội Mông và Giang Tô. Hai ông này đã treo cổ tự tử sau khi bị sa thải để điều tra tham nhũng.
 
Đến nay, chiến dịch chống tham nhũng triệt để mà Chủ tịch Tập Cận Bình phát động ngay khi vừa nhậm chức đã bước sang năm thứ 2. Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng, chiến dịch này chủ yếu chỉ nhắm mục tiêu loại bỏ, "trảm" các quan tham mà chưa hề tìm ra được các biện pháp nhằm triệt tiêu những nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn nạn này.
 
Theo Phương Đăng
Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.