Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố “Đây là bảo vật vô giá, có lịch sử hơn 6.000 năm”

Chạy lên núi nhặt củi khô, cậu học sinh cấp 2 nhặt được chiếc lá kỳ lạ khiến các chuyên gia khảo cổ vô cùng bất ngờ.

Nhặt được vật tưởng như tầm thường nhưng hóa ra lại là bảo vật vô giá. Đây là câu chuyện có thật tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc).

Theo đó, vào năm 1958, tại huyện Nhiêu Hà, thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, do cuộc sống khó khăn, cứ mỗi buổi chiều tan học, một cậu học sinh cấp 2 họ Trần (gọi là Tiểu Trần) đều chạy lên ngọn núi nhỏ ở gần nhà để nhặt củi khô. Cậu thiếu niên hiểu chuyện này muốn nhặt củi để giúp bố mẹ vơi bớt gánh nặng trong cuộc sống.

Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố Đây là bảo vật vô giá, có lịch sử hơn 6.000 năm”-1Kiếm củi trên núi là việc thường làm của một cậu bé họ Trần vào năm 1958.

Một ngày nọ, sau khi tan học, cậu học sinh này như thường lệ lại chạy lên núi kiếm củi. Khi cảm thấy mệt mỏi, chàng trai này muốn nằm xuống nghỉ ngơi một lúc. Trong lúc đang nằm nghỉ, Tiểu Trần vô tình nhìn thấy một chiếc lá có hình dáng kỳ lạ, nên đã vội đứng dậy và nhặt nó lên.

Tuy nhiên, Tiểu Trần phát hiện ra đây không phải là một chiếc lá thông thường. Thay vào đó, chiếc lá kỳ lạ này được làm bằng đá và được đánh bóng. Tiểu Trần rất vui vì cậu không có nhiều đồ chơi từ khi còn nhỏ. Sau đó, Tiểu Trần đã mang chiếc lá này đến khoe với các bạn của mình.

Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố Đây là bảo vật vô giá, có lịch sử hơn 6.000 năm”-2Cậu học sinh họ Trần tìm thấy một chiếc lá kỳ lạ trong một lần lên núi nhặt củi.

Ban đầu, những người bạn cũng rất thích thú khi nhìn thấy chiếc lá đặc biệt này. Tuy nhiên, ngoại trừ việc chiếc lá được mài nhẵn bằng đá thì không có gì khác biệt, nên chẳng mấy chốc những người bạn này đã mất hứng thú với nó. Vì vậy, Tiểu Trần cũng mang chiếc lá về nhà và đặt nó vào trong ngăn bàn của mình.

Sự thật về chiếc lá nhặt được trên núi
Đến năm 1965, các chuyên gia khảo cổ đến Hắc Long Giang, quê hương của Tiểu Trần, để tiến hành thu thập các di vật văn hóa. Các chuyên gia đã đến các ngôi làng ở tỉnh này để vừa tuyên truyền một số kiến thức về các di vật văn hóa, vừa bắt đầu thu thập các cổ vật. Điều này đã khơi dậy sự tò mò của Tiểu Trần.

Sau khi lắng nghe các chuyên gia, Tiểu Trần đột nhiên nhớ về chiếc lá bằng đá mà anh nhặt được nhiều năm trước. Chàng trai trẻ vội hỏi chuyên gia rằng: "Chiếc lá bằng đá có được coi là di vật văn hóa không?".

Sau khi nghe Tiểu Trần mô tả về chiếc lá, các chuyên gia phỏng đoán chiếc lá có thể có lai lịch không hề đơn giản. Do đó, họ đã theo Tiểu Trần về nhà để xem chiếc lá.

Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố Đây là bảo vật vô giá, có lịch sử hơn 6.000 năm”-3Chiếc lá mà cậu học sinh này nhặt được hóa ra là một bảo vật quý hiếm.

Khi Tiểu Trần lấy chiếc lá ra, các chuyên gia đã quan sát và xác định rằng chiếc có nguồn gốc lâu đời. Tuy nhiên, để xác định chính xác, họ cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó, các chuyên gia đã mượn chiếc lá từ chàng trai trẻ và mang nó về viện nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu khiến các chuyên gia đều vô cùng kinh ngạc. Hóa ra chiếc lá này là một sản phẩm của thời kỳ đồ đá mới, có lịch sử hơn 6.000 năm. Đây có thể được coi là một di vật văn hóa vô cùng quý hiếm.

Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố Đây là bảo vật vô giá, có lịch sử hơn 6.000 năm”-4Chiếc lá có niên đại hơn 6.000 năm hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hắc Long Giang.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về hình dạng và đối chiếu với những tư liệu lịch sử có liên quan, các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng, chiếc lá này không phải là một món đồ thủ công bình thường. Chiếc lá này là bảo vật vô giá và có ý nghĩa lịch sử cực kỳ lớn.

Các chuyên gia đã ngay lập tức liên lạc với Tiểu Trần để hỏi làm thế nào anh có thể tìm được chiếc lá. Tiểu Trần lập tức kể lại quá trình nhặt được chiếc lá này.

Sau khi biết rằng chiếc lá được nhặt trên núi, các chuyên gia ngay lập tức đã đến ngọn núi gần nhà Tiểu Trần và bắt đầu khai quật. Kết quả, các chuyên gia đã thành công tìm thấy được một nghĩa trang của các thủ lĩnh bộ lạc thời nguyên thủy. Các nhà khảo cổ đã thu thập được rất nhiều cổ vật bằng đá tại khu di tích lịch sử này.

Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố Đây là bảo vật vô giá, có lịch sử hơn 6.000 năm”-5Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật ở nơi tìm thấy chiếc lá kỳ lạ và phát hiện ra khu di tích với nhiều di vật quý hiếm.

Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố Đây là bảo vật vô giá, có lịch sử hơn 6.000 năm”-6Phát hiện mới về những ngôn ngữ bí ẩn nhất châu Âu từ cổ vật 2.000 năm tuổi 

Không ai nghĩ rằng chỉ với một chiếc lá mà Tiểu Trần tình cờ nhặt được lại dẫn mọi người tìm đến một di tích lịch sử quý giá như vậy. Tất cả cổ vật tìm thấy trong khu di tích này đều là bảo vật quốc gia.

Nhờ sự tích cực hợp tác của chàng trai trẻ Tiểu Trần nên các chuyên gia đã tìm ra được một di tích lịch sử có giá trị nghiên cứu rất lớn. Do đó, Tiểu Trần đã được nhận phần thưởng tiền mặt là 10 NDT (tương đương với gần 33.000 đồng).

Vào thời điểm đó, 10 NDT là một số tiền không nhỏ, do đó Tiểu Trần rất vui và tự hào vì anh đã làm được một việc có ý nghĩa cho đất nước. Chiếc lá mà Tiểu Trần tìm thấy hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hắc Long Giang.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/cau-hoc-sinh-nhat-duoc-chiec-la-chuyen-gia-khao-co-tuyen-bo-day-la-bao-vat-vo-gia-co-lich-su-hon-6000-nam-20230612214558809.htm

cổ vật


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.