Chuyện về "giày xanh": Thi thể gây ám ảnh nhất trên đỉnh núi Everest, bỏ mạng khi chinh phục nóc nhà của thế giới, chết rồi mới được nhiều người biết đến

Quá tin tưởng vào sức khoẻ cũng như khao khát chinh phục của bản thân, người đàn ông không chuẩn bị bất cứ thứ gì để ứng phó với hiểm nguy trên đỉnh núi Everest.

Về mặt khoa học, cơ thể con người không đủ khả năng để chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên đỉnh núi Everest, việc nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho thân nhiệt bị hạ một cách đột ngột, gây ra tình trạng thiếu oxy. Bên cạnh đó, sự thay đổi của độ cao có khả năng gây ra các cơn đau tim, đột quỵ hoặc sưng não.

Vùng tử địa của đỉnh núi Everest
Tại vùng "tử địa" của ngọn núi nổi tiếng, nơi có độ cao lớn gần 8.000m, nồng độ oxy trong không khí thấp đến mức có thể khiến cơ thể và trí óc của người leo núi ngừng hoạt động. Ở nơi mà lượng oxy chỉ chiếm 1/3 so với độ cao mực nước biển, con người sẽ dễ rơi vào hiện tượng mê sảng. 

Điển hình là nhà leo núi người Úc nổi tiếng Lincoln Hall, người được giải thoát khỏi vùng "tử địa" vào năm 2016, những người tham gia giải cứu cho hay đã tìm thấy ông trong tình trạng cởi hết quần áo dưới tiết trời gần 0 độ C và đang nói lảm nhảm rằng mình ở trên một chiếc thuyền.

Chuyện về giày xanh: Thi thể gây ám ảnh nhất trên đỉnh núi Everest, bỏ mạng khi chinh phục nóc nhà của thế giới, chết rồi mới được nhiều người biết đến-1Hall là một trong số ít những người may mắn có thể thoát khỏi sự "tấn công" của ngọn núi. Từ năm 1924 (thời điểm ghi nhận những người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest) cho đến năm 2015, số người đã tử vong trên núi lên đến 283 người. Đáng buồn là phần lớn trong số họ đã nằm lại vĩnh viễn trên ngọn núi.

Ngoài những tổn thương về thân thể, người leo núi còn có nguy cơ mắc một loại bệnh tâm thần có tên: cơn sốt đỉnh núi. Đây là cái tên dùng để hình dùng một loại ám ảnh, khát khao chinh phục của những người leo núi mặc cho những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm từ cơ thể của chính mình.

Không chỉ chính bản thân nạn nhân, cơn sốt này cũng có thể mang lại hậu quả nặng nề cho những người khác, những người quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người xung quanh. Một sự kiện nổi bật nói về tình trạng này là cái chết gây tranh cãi của David Sharp vào năm 2006. Theo đó, khi ông rơi vào tình trạng nguy kịch, 40 người leo núi khác đã bỏ mặc ông để tiếp tục chinh phục mục tiêu của mình.

Chuyện về giày xanh: Thi thể gây ám ảnh nhất trên đỉnh núi Everest, bỏ mạng khi chinh phục nóc nhà của thế giới, chết rồi mới được nhiều người biết đến-2George Mallory, một trong những người đầu tiên chinh phục và và cũng là người đầu tiên nằm lại ngọn núi vĩnh viễn.

Trên thực tế, việc giải cứu những người gặp nguy hiểm khỏi vùng "tử địa" có độ rủi ro khá cao, và trong trường hợp nạn nhân đã tử vong, việc vận chuyển thi thể ra khỏi ngọn núi gần như là bất khả thi. Những người leo núi bất hạnh sẽ nằm lại nơi đó mãi mãi để tạo thành những cột mốc cho người sau này.

Thi thể gây ám ảnh nhất với những du khách leo Everest
Trong số những cột mốc ấy, thi thể nổi tiếng nhất chắc hẳn sẽ thuộc về "Green Boots" (hay còn gọi là Đôi giày xanh). Anh là một trong những người đã thiệt mạng trên núi trong trận bão tuyết năm 1996.

Cái tên Green Boots được đặt dựa trên màu sắc của đôi giày mà anh mang khi qua đời. Thi thể của anh nằm gần một hang động đá vôi trên tuyến đường thuộc sườn núi phía Đông Bắc của đỉnh núi Everest. Tất cả những người muốn lên đến đỉnh núi đều phải bước ngang qua đôi chân của anh như để nhắc nhở rằng con đường phía trước vẫn còn nhiều nguy hiểm.

Chuyện về giày xanh: Thi thể gây ám ảnh nhất trên đỉnh núi Everest, bỏ mạng khi chinh phục nóc nhà của thế giới, chết rồi mới được nhiều người biết đến-3

Tên thật của Green Boots là Tsewang Paljor (tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi rằng đây là thi thể của người đồng đội) - một thành viên của đội leo núi 4 người đến từ Ấn Độ vào năm 1996. 

Paljor (28 tuổi) là một sĩ quan cảnh sát biên giới Ấn Độ - Tây Tạng và lớn lên tại ngôi làng Sakti nằm dưới chân dãy núi Himalaya. Anh đã rất vui sướng khi nhận được thông tin rằng mình sẽ trở thành một phần của đội leo núi. Họ được đặt kỳ vọng sẽ trở thành những người Ấn Độ đầu tiên chinh phục đỉnh núi cheo leo này.

Cả đội đã khởi hành trong tâm trạng háo hức mà không nhận ra rằng vài người trong số họ sẽ không bao giờ có thể rời khỏi ngọn núi. Quá tin tưởng vào sức khoẻ cũng như khao khát chinh phục của bản thân, Paljor và cả đội hoàn toàn không chuẩn bị bất cứ thứ gì để ứng phó với những nguy cơ mà họ có khả năng phải đối mặt.

Chuyện về giày xanh: Thi thể gây ám ảnh nhất trên đỉnh núi Everest, bỏ mạng khi chinh phục nóc nhà của thế giới, chết rồi mới được nhiều người biết đến-4Hình ảnh Tsewang Paljor trước khi bỏ mạng ở "nóc nhà của thế giới".

Harbhajan Singh, người sống sót duy nhất của đoàn thám hiểm đã kể rằng anh buộc phải quay lại điểm xuất phát do thời tiết ngày càng xấu. Mặc dù đã cố gắng cảnh báo những người đồng đội, họ vẫn tiếp tục đi, còn Harbhajan quay trở lại.

Tsewang Paljor và 2 đồng đội của anh thực sự đã đến được đỉnh núi, nhưng khi vừa xuống dốc, họ đã bị cuốn vào trận bão tuyết chết người. Từ đó, không ai nghe thấy bất kỳ tin tức gì về nhóm thám hiểm 3 người này nữa cho đến khi một người leo núi tình cờ ghé vào hang động để trú ẩn, và trông thấy một thi thể mang đôi giày xanh nằm co ro trong nỗ lực che chắn bản thân khỏi cơn bão.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/chuyen-ve-giay-xanh-thi-the-gay-am-anh-nhat-tren-dinh-nui-everest-bo-mang-khi-chinh-phuc-noc-nha-cua-the-gioi-chet-roi-moi-duoc-nhieu-nguoi-biet-den-162220405000827117.htm

tử vong


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.