- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giới trẻ Trung Quốc đang "đoạn tuyệt quan hệ" với người thân: Tết năm nay liệu có trọn vẹn?
Bởi nhiều nguyên nhân, thế hệ trẻ đang dần xa lánh đối với người thân và mạng lưới mối quan hệ của họ.
“Tôi đã rất kiên quyết, không trả lời tin nhắn, không hỏi thăm và càng chưa bao giờ gửi lời chúc phúc trong dịp Tết hay cưới hỏi. Đôi khi người thân muốn đến ở nhà tôi, hoặc gọi điện nhờ vả, nhưng tôi đã từ chối ngay và luôn”.
Trong một bài viết hồi tháng 5/2023 có tựa đề [Ở tuổi 33, tôi cùng bố mẹ đi “đoạn thân”] trên tờ Sanlian LifeWeek, đã khơi dậy sự đồng tình và lan truyền rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội Trung Quốc.
Khái niệm “đoạn thân” xuất phát từ Hồ Tiểu Vũ, phó giáo sư Khoa Xã hội học tại Đại học Nam Kinh, trong bài báo [Thanh niên “đoạn thân”: Tại sao xảy ra? Đi đâu về đâu] được xuất bản năm 2022. Nó được định nghĩa là một hiện tượng của sự tương tác lẫn nhau giữa hai thế hệ gia đình. Cụ thể, “đoạn thân” chính là cắt đứt quan hệ với họ hàng.
Tận dụng cơ hội cho sinh viên về quê đón tết Nguyên đán, Hồ Tiểu Vũ đã thực hiện một cuộc khảo sát bảng câu hỏi ngẫu nhiên và thu thập tổng cộng 1.200 mẫu hợp lệ. Kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi càng trẻ, càng ít tiếp xúc với người thân. Phần lớn những người 26-30 tuổi, tức 9x, “thỉnh thoảng liên lạc với người thân”, trong khi những người dưới 18 tuổi chủ yếu là “hầu như không liên lạc”.
“Trong khi các thế hệ 7x, 8x vẫn quan tâm và nhớ về họ hàng mặc dù thiếu đi sự liên lạc do xa cách lâu dài và cuộc sống bận rộn, thì những người sinh năm 9x và 2000 về sau gần như ngắt kết nối với người thân cả về hành vi và cảm xúc”, phó giáo sư Hồ Tiểu Vũ nói với Sixth Tone.
Những người trẻ chọn “cắt đứt quan hệ với họ hàng”
1. Những người thân bị “ghét”
Xung đột và mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình là một trong những yếu tố quan trọng kích hoạt hiện tượng “đoạn thân” của thế hệ trẻ trong những năm gần đây.
Trong mắt Cao Hân, 25 tuổi, cô chưa bao giờ cảm nhận được giới hạn chừng mực và tôn trọng từ người thân.
Nhà của Cao Hân nằm trong một ngôi làng nhỏ ở Sơn Đông. Trong những ngày Tết, đại gia đình đều đến nhà ông nội ăn uống chung vui. Vì thua thiệt trong điều kiện kinh tế, bố mẹ Cao Hân thường bị họ hàng chế giễu, và họ luôn chọn cách chịu đựng âm thầm, cười cho qua chuyện.
Người thân từ xa xôi tìm đến cửa, bữa tiệc được bày biện lớn hơn. Cao Hân, bà nội, mẹ, thím và những người phụ nữ khác chỉ có thể ăn trong bếp. Ông bà trọng nam khinh nữ, các em trai trong gia đình đều được lì xì, nhưng cô là đứa cháu gái duy nhất lại không có. Phải nói là cô chưa bao giờ nhận được tiền lì xì từ những người thân khác.
Mệt mỏi với không khí gia đình chỉ biết khen ngợi và ưu tiên con trai, khi nộp đơn vào đại học, Cao Hân háo hức để “trốn thoát” đến một thành phố xa.
Dịp tết Nguyên đán năm 2023, bố yêu cầu Cao Hân về thăm ông bà vì đã mấy năm không về nhà nhưng cô từ chối. Nể mặt bố, cô đã gọi video cho ông bà để chúc mừng năm mới. “Tôi không muốn quay trở lại ngôi nhà đó”, Cao Hân chia sẻ.
Trong mấy năm không về nhà, Cao Hân đón Tết với một cô bạn ở Quảng Châu - người cũng đã “đoạn thân” với gia đình và đi xa để mưu sinh. Cô thấy rằng một phần ba số bạn bè của cô đã ở trạng thái “ngắt kết nối” và hiếm khi liên lạc với gia đình, không trở về nhà trong nhiều năm hoặc thỉnh thoảng mới trở về.
Thật ra, Cao Hân cũng đã cố gắng kết nối lại với người thân, nhưng khoảng cách thế hệ và sự khác biệt về nhận thức khiến cô ngày càng cảm thấy mình không có gì để nói với họ.
2. “Mỗi người một cuộc sống”, vạch rõ ranh giới
“Đoạn thân” không chỉ xuất phát từ sự xấu đi của mối quan hệ giữa những người thân. Các yếu tố như tự do và độc lập kinh tế, hệ quả của văn hóa mạng xã hội, đô thị hóa và di chuyển xã hội, thậm chí là bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, dẫn đến sự xa lánh của thế hệ trẻ đối với người thân và mạng lưới mối quan hệ của họ.
Tề Dục, 25 tuổi, được bà nội nuôi lớn tại nông thôn ở Thiểm Tây, và được bố đưa đến Tứ Xuyên để học trung học cơ sở.
Trước đây, khi còn học tiểu học trong làng, anh luôn đi ngang qua nhà cô và được cho nhiều bánh kẹo, đứa anh họ (con trai của cô) cũng là bạn chơi thời thơ ấu của anh.
Sau khi rời khỏi Thiểm Tây, rõ ràng anh cảm thấy sợi dây kết nối yếu hơn nhiều, mỗi năm gặp nhau một lần rồi lại rời đi sau vài ngày. Nhiều năm qua, Tề Dục học đại học, được nhận vào cao học, càng không biết nên nói gì với họ hàng.
Khi “huyết thống” không còn là phần quan trọng nhất, những người trẻ tuổi đặt cảm giác an toàn và tin tưởng lên bạn cùng lớp và bạn bè của họ.
Trong vòng tròn cuộc sống của Tề Dục, những người từng thân thiết đã được thay thế bởi các bạn cùng lớp, bạn bè và bạn gái mà anh gặp trong thời gian thực tập. Nếu có rắc rối trong cuộc sống, anh sẽ không nhờ người thân ở quê giúp đỡ. Đối với Tề Dục, ngoại trừ bà nội, người đã nuôi dưỡng anh, người thân trong gia đình chỉ là một mảnh tuổi thơ và quá khứ tốt đẹp, không thể chiếm phần quan trọng trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Trong các xã hội hiện đại với bán kính giao tiếp mở rộng, mối quan hệ họ hàng thậm chí còn mong manh hơn. Sự cô lập về khoảng cách địa lý và giảm giao tiếp đã khiến “cắt đứt quan hệ với họ hàng” trở thành một hiện tượng phổ biến.
3. Không còn tự tin để kết nối
Trên các nền tảng xã hội, người ta thường thấy cư dân mạng phàn nàn về trải nghiệm người thân can thiệp vào cuộc sống của họ.
Phó giáo sư Hồ Tiểu Vũ nói rằng trải nghiệm tiêu cực về mối quan hệ họ hàng đã làm mạnh mẽ thêm xu hướng “đoạn thân” ở giới trẻ, khiến họ chỉ hy vọng tránh xa các mối quan hệ họ hàng truyền thống.
Chu Tâm, sống ở Thượng Hải, là một thành viên trong nhóm “đoạn thân”, đã chủ động giảm liên lạc với một số người thân thích can thiệp vào cuộc sống và công việc của cô trong vài năm qua.
“Họ luôn sử dụng lý do 'chỉ muốn tốt cho con' để hướng dẫn cách tôi nên sống như thế nào. Nếu tôi không làm theo lời khuyên, họ sẽ tiếp tục cằn nhằn. Một khi làm theo, họ sẽ nghĩ tôi là một người thiếu quyết đoán và cố gắng kiểm soát cuộc sống của tôi thậm chí còn ngạt thở hơn. Do đó, tôi đã chọn cách tránh xa những người thân như vậy, và ngay cả trong dịp tết Nguyên đán, tôi không còn giữ liên lạc với họ nữa”, Chu Tâm nói.
Đồ Phi, một thanh niên sống ở Thiên Tân, tin rằng “đoạn thân” là điều phổ biến và dễ hiểu đối với những người trẻ sống một mình ở các thành phố lớn trong thời gian dài. Bởi vì lối sống và giá trị của họ có thể khá khác biệt so với các thành viên trong gia đình, sự khác biệt này có thể dễ dàng dẫn đến giao tiếp khó chịu giữa hai bên.
“Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là sự ái ngại về nhà ăn Tết đi thăm họ hàng. Lý do có thể là bị thúc giục kết hôn, sinh con, bị hỏi về thu nhập, cuộc sống cá nhân…”.
Bản thân Đồ Phi đã bị thời đại suy thoái vùi dập thê thảm bởi những đợt cắt giảm nhân sự, hiện tại anh đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Với anh, tự ti vì không thể cho bố mẹ cuộc sống khá giả, bản thân chưa có thành tựu khiến anh không còn mặt mũi gặp gia đình. Do đó, “đoạn thân” là sự lựa chọn tốt nhất.
Tết năm nay liệu có trọn vẹn?
Trong một cuộc phỏng vấn, phó giáo sư Hồ Tiểu Vũ lưu ý rằng mặc dù áp lực gia đình luôn có ở các thế hệ, nhưng giới trẻ ngày nay cảm thấy sâu sắc hơn cha mẹ của họ. Song thay vì nội tâm hóa sự tiêu cực hoặc tìm kiếm sự đồng cảm, họ phải đối mặt với áp lực quyết đoán hơn, thường là thông qua mạng xã hội.
“Ở một mức độ nào đó, chúng ta hơi ích kỷ khi tập trung nhiều hơn vào bản thân và không học cách quan tâm đến người khác”, Ân, cô sinh viên cao học 23 tuổi ở Thượng Hải, trầm ngâm khi nói về cảm nhận sau 2 năm “đoạn thân”.
Nhưng không phải tất cả những người trẻ tuổi đều cảm thấy bản thân xa rời với gia đình. Theo Ân, một số bạn bè của cô vẫn giữ liên lạc thường xuyên với đại gia đình của họ. Cô tôn trọng sự khăng khít ấy, nhưng cô không cảm thấy cần thiết khi phải thay đổi sự lựa chọn của mình để giống với bất cứ ai.
“Sự ngắt kết nối không phải lúc nào cũng xấu”, Ân nói.
Không bao lâu nữa là đến tết Nguyên đán 2024, Cao Hân nói rằng năm nay cô sẽ về quê vì bố nói rằng ông bà đã rất yếu, có thể là cái Tết cuối cùng của đại gia đình trọn vẹn. Mặc dù nguyên nhân khiến Cao Hân về quê không phải xuất phát từ thâm tâm, nhưng cô cho rằng: “Trên đời luôn có những thời điểm như vậy, đôi khi chúng ta sống không chỉ vì bản thân mà còn có những người khác. Tôi chỉ muốn tránh xa những người họ hàng mà mình không thích. Nhưng những năm qua không về nhà, tôi lại cảm thấy tội lỗi với bố mẹ, họ không làm gì sai cả. Tôi chọn ‘đoạn thân’ là để đời mình nhẹ nhõm hơn, chứ không phải đoạn tuyệt với bố mẹ, anh chị em ruột”.
Tề Dục nói rằng Tết 2024, anh sẽ không về quê, nhưng thay vào đó, anh sẽ gọi điện hỏi thăm họ hàng, đặc biệt là những người đã đồng hành với anh thời thơ ấu trước khi được bố đón đến thành phố.
Phó giáo sự Hồ Tiểu Vũ cho rằng mối quan tâm của xã hội về hiện tượng “đoạn thân” của giới trẻ có thể bị phóng đại, vì nó không gây hại đáng kể cho xã hội. Mặc dù hiện hiện tượng này có ảnh hưởng đến tinh thần về quê đón Tết của nhiều người, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính.
Ông tin rằng những thay đổi trong tương lai có thể tự nhiên làm sống lại mối quan hệ gia đình gần gũi hơn. Những cái Tết cũng nhờ vậy mà ấm cúng, trọn vẹn hơn.
Theo Phụ nữ mới
-
Thế giới2 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới2 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới2 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới3 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới3 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới6 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới6 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới6 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới6 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới7 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới10 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới10 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới10 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới20 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.