Năm trăng mật Trung - Mỹ kết thúc

Sau thời gian sống chung êmả, Mỹ gần đây lạnh nhạt với Trung Quốc, chấm dứt năm trăng mật. Một phầnnguyên nhân là Washington không thu được những lợi ích đặt ra khi "cặp kè"với Bắc Kinh.

Sau thời gian sống chung êm ả, Mỹ gần đâylạnh nhạt với Trung Quốc, chấm dứt năm trăng mật. Một phần nguyên nhânlà Washington không thu được những lợi ích đặt ra khi "cặp kè" với BắcKinh, tiến sĩ Jian Junbo của Học viện nghiên cứu quốc tế tại ĐH Phúc Đán,Thượng Hải, Trung Quốc, nhận định.

Năm trăng mật kết thúc

Trong chuyến thăm Trung Quốchồi tháng 11/2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama dành rất nhiều lời có cánh đểca ngợi dân tộc Trung Hoa khi gọi đó là quốc gia có lịch sử vĩ đại, nền vănhóa giàu bản sắc...Ông chủ Nhà Trắng còn khẳng định trước sinh viên TrungQuốc rằng, các cường quốc hợp tác với nhau sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn khiđối đầu, Bắc Kinh và Washington có nhiều bất đồng nhưng không nhất thiếtphải xung đột, cũng như Mỹ không ngăn cản sự lớn mạnh của Trung Quốc...

Tuy nhiên, theo ông JianJunbo, khi những lời tán tỉnh, mặn nồng này vẫn còn văng vẳng bên tai nhiềungười Trung Quốc thì Mỹ đã kịp có nhiều hành động trái ngược, khiến quốc giađông dân nhất thế giới phật ý.

Năm trăng mật Trung - Mỹ kết thúc

Ông Obama ca ngợi Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)

Đầu tiên phải kể tới việcchính quyền Obama quyết định bán nhiều vũ khí hiện đại cho Đài Loan, dùTrung Quốc liên tục cảnh báo thương vụ sẽ làm xấu đi "tình cảm đôi lứa", tổnhại lợi ích của sự hợp tác song phương. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TrungQuốc Ma Zhaoxu nhận định, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ “phá hỏng sựhợp tác Trung - Mỹ. Trung Quốc kêu gọi Mỹ nhận thức sự nghiêm trọng của việcmua bán”.

Ấn Độ cũng yêu cầu Google cung cấp thông tin cá nhân về một vài công dân Ấn Độ nhưng Mỹ “lờ đi”. Theo Tiến sĩ Jian Junbo, việc này cho thấy chính sách nước đôi của Mỹ.

Ngoài việc bán vũ khí cho ĐàiLoan, Washington tiếp tục “đổ dầu vào lửa”, quyết chia tay Bắc Kinh khi lênán Trung Quốc xung quanh vụ "con riêng của Mỹ" là Google bị tin tặc tấn công.Cụ thể, dù Bắc Kinh khăng khăng đây là công việc nội bộ, cần xử lý theo luậtpháp Trung Quốc, Nhà Trắng vẫn không tiếc lời lên án Trung Nam Hải, sử dụngvụ này để ép Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát mạng và thúc đẩynhân quyền, những việc mà Bắc Kinh coi là sự can thiệp vào công việc nội bộcủa họ.  

Đã "cạn tình", Tổng thống Mỹ còn mạnh tay khi cân nhắc gặp Đạt Lai Lạt Ma,người bị Bắc Kinh coi là "kẻ ly khai", cũng như cử Ngoại trưởng Mỹ HillaryClinton công du châu Á, củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống nhưNhật, Australia, New Zealand... nhằm siết chặt vòng vây, phong tỏa TrungQuốc...

Như vậy, có thể thấy rõ mộtđiều khi nhìn vào bức tranh lớn về quan hệ Trung - Mỹ: thời kỳ trăng mật củahai cường quốc đã kết thúc. Sau một năm mềm mỏng, “cưng chiều” Trung Quốc(2009), ngay từ đầu năm 2010, Washington bắt đầu quay lại chính sách cây gậyvà củ cà rốt, vừa can dự, vừa kiềm chế Bắc Kinh.  

Khác biệt lấn át tươngđồng

Lý giải tình trạng xung khắc trên,Tiến sĩ Jian Junbo đưa ra nhiều kiến giải mà nguyên nhân thứ nhất nằm ở việcTrung, Mỹ có quan điểm khác nhau trong nhiều vấn đề song phương.

Năm trăng mật Trung - Mỹ kết thúc
Trung Quốc - Mỹ không cùng nhìn về một phía

Với Đài Loan, trong khi TrungQuốc coi đây là lợi ích cơ bản, liên quan tới lịch sử, văn hóa, toàn vẹnlãnh thổ; coi hòn đảo này là phần lãnh thổ không thể tách rời, rằng việc Mỹbán vũ khí cho Đài Loan là hành động thù địch; thì Mỹ lại coi Đài Loan là“tàu sân bay không thể bị đánh chìm” ở Thái Bình Dương, quyết bảo vệ đồngminh mà việc bán vũ khí là hành động cơ bản, không thể thiếu.

Chưa dừng lại, với việc Mỹchủ yếu áp dụng Đạo luật quan hệ Đài Loan mà bỏ qua Thông cáo “817” đã kývới Trung Quốc, rõ ràng là Mỹ thích sử dụng luật pháp của họ hơn là luậtpháp quốc tế (theo lời Tiến sĩ Jinbo).

Điều đáng nói là với TrungQuốc, cách hành xử kiểu "trên cơ" như vậy là không thể chấp nhận và họ tinrằng, chính quyền Obama nên từ bỏ chính sách bá quyền, để thay vào đó làviệc mở rộng sức mạnh “thông minh”, sức mạnh mềm”.

Ngoài những vấn đề lớn trên,hai bên còn không thể tìm tiếng nói chung trong những lĩnh vực song phươngkhác như: cân bằng cán cân thương mại đang nghiêng về phía Trung Quốc,Washington cáo buộc Bắc Kinh định giá thấp đồng nhân dân tệ nhằm đẩy mạnhxuất khẩu, cũng như cách tiếp cận khác nhau đối với khu vực Tây Tạng, thươngmại, nhân quyền...

Năm trăng mật Trung - Mỹ kết thúc
Hàng giá rẻ Trung Quốc "tấn công" Mỹ

Tạm gác lại những vấn đề songphương để chuyển sang các vấn đề đa phương, những chủ đề mà cả hai cùng quantâm như Iran, Triều Tiên..., quan hệ hai nước cũng không mấy sáng sủa.

Trong khi Washington kêu gọiBắc Kinh cộng tác chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, ổn định kinh tếthế giới, phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên, chấm dứt chương trình hạt nhânIran, ngăn chặn nạn biến đổi khí hậu... thì Bắc Kinh không tỏ ra nhiệt tìnhlắm với đề nghị của Mỹ mà tự theo đuổi những mục tiêu riêng của mình.

Và khi thời gian qua đi, khicác máy làm giàu uranium của Iran cứ quay đều, khi Triều Tiên ngày càng đạtnhiều tiến bộ trong việc chế tạo tên lửa, vũ khí hạt nhân, khi hàng hóaTrung Quốc len vào từng góc nhà nước Mỹ...thì Washington ngày càng mất kiênnhẫn, mất niềm tin, hy vọng vào Bắc Kinh.

Và tới nay, khi niềm tin, sự "cưng chiều" trong năm 2009 không được đáp trảnhư mong đợi, khi Trung Quốc không nhiệt tình ủng hộ cấm vận Iran, không quyếtliệt phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên... Mỹ thất vọng và quyết định "trở mặt"với Trung Quốc, quay về chính sách cây gậy và củ cà rốt, vừa can dự, vừakiềm chế Bắc Kinh. Năm trăng mật 2009 kết thúc.

Năm trăng mật Trung - Mỹ kết thúc
Trung Quốc chưa muốn trừng phạt Iran

Ngoài những kiến giải nhưtrên về việc tại sao Trung, Mỹ bắt đầu căng thẳng, hiện còn có một số lờigiải thích khác. Một số người cho rằng, lời giải cho vấn đề nằm ở chỗ hainước áp dụng các trường phái đối ngoại riêng. Theo những nhà nghiên cứu này,trong khi Trung Quốc theo đuổi những tiêu chuẩn của mình, đơn cử như đạoKhổng, chủ nghĩa xã hội, để tự chủ, không tuân theo những quy luật chính trịkiểu phương Tây thì Mỹ lại bám vào những khái niệm mơ hồ về dân chủ, tự dovà tín ngưỡng.

Nhà nghiên cứu Liu Jiangyong của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Thanh Hoa cho rằng: “Bán vũ khí cho Đài Loan là một sai lầm, sẽ tác động xấu tới quan hệ Trung - Mỹ và cho thấy chính quyền Obama thiếu chiến lược sáng suốt”.

Trong khi đó, một số khác chorằng, quan hệ Trung- Mỹ chưa thể nâng lên tầm chiến lược, lúc nóng, lúc lạnh chủyếu là vì Mỹ chưa có chính sách rõ ràng và mạch lạc đối với Trung Quốc.

Những người này nêu dẫn chứng:trong khi ông tỏ ý muốn xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược” với Trung Quốc,ông Obama lại bán vũ khí hiện đại sang Đài Loan và có thể gặp cả Đạt Lai LạtMa, người bị Trung Quốc coi là “kẻ đòi ly khai”. Nói cách khác, đối vớiTrung Quốc, chính sách của Nhà Trắng hiện nay là khó hiểu, tự mâu thuẫn vớibản thân.

Trong khi các nhà nghiên cứutiếp tục tìm hiểu nguyên nhân, quan hệ Mỹ - Trung vẫn tiếp tục xấu đi trongnhững ngày đầu năm 2010 khi mới đây, Ngoại trưởng Mỹ ám chỉ tới những biệnpháp thắt chặt dòng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.

Năm trăng mật Trung - Mỹ kết thúc
Ông Obama chưa có chính sách mạch lạc đối với Trung Quốc?

Nếu những bất đồng songphương này tiếp tục diễn ra, sự hợp tác trong vấn đề đa phương vẫn mờ nhạtthì Washington - Bắc Kinh sẽ không thể tìm được điểm chung. Khi đó, sớm muộnxung đột cũng xảy ra. Vấn đề chỉ còn là lúc nào, tại đâu, vấn đề gì và haibên sẽ dương oai tới đâu.

Khi Bill Clinton lên cầm quyền 1993, ông chấm dứt chính sách kiềm chế Trung Quốc của người tiền nhiệm George H W Bush để thay bằng lập trường can dự. Tới nhiệm kỳ hai, Washington đưa ra chính sách “đối tác chiến lược mang tính xây dựng” với Trung Quốc. Tới khi Bush “con” cầm quyền, Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược và sau sự kiện 11/9, Washington coi Bắc Kinh là “người giữ tiền đặt cọc” (theo lời nhiều cố vấn quan trọng của Bush “con”).

Theo Trần Lâm
Năm trăng mật Trung - Mỹ kết thúc



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.