Obama không thể tái cử chức Tổng thống Mỹ?

Chưa chấm dứt được chươngtrình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, "hứa hẹn" nhân nhượng Nga trong về láchắn tên lửa, kinh tế chưa khởi sắc...khiến ông Obama mất lòng không ít người.

Chưa chấm dứt được chươngtrình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, "hứa hẹn" nhân nhượng Nga trong về láchắn tên lửa, kinh tế chưa khởi sắc...khiến ông Obama mất lòng không ít người.

Obama bị kẹt cứng giữa Triều Tiên và Iran

Trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012, Tổng thống Obama quyết định đánh mộtcanh bạc lớn. Đó là nỗ lực tìm cách kết thúc chương trình hạt nhân của Iran vàTriều Tiên bằng giải pháp chính trị – một điều chưa Tổng thống Mỹ nào làm đượctrong hơn 20 năm qua.

Tuy nhiên, toan tính của Tổng thống Obama có nhiều nguy cơ đổ vỡ hơn bao giờ hếtkhi trong lúc ông đang ra sức vỗ về các bên, tìm đủ mọi cách để tiến trình đàmphán diễn ra thuận lợi và cuối cùng, đạt được một kết quả như ý muốn thì các đốitác của ông - Triều Tiên và Iran – lại đều tỏ thái độ bất hợp tác.

Đầu tiên là Triều Tiên, khi chính quyền Obama chưa kịp ăn mừng vì đạt được thỏathuận đổi 240.000 tấn lương thực lấy tên lửa, hạt nhân với Bình Nhưỡng hôm 29/2thì nửa tháng sau, chính quyền Kim Jong-un bội ước, tuyên bố phóng vệ tinh – đedọa phá vỡ tất cả các cam kết đã ký với Mỹ.

Obama không thể tái cử chức Tổng thống Mỹ?
Nửa tháng sau khi ký thỏa thuận đổi lương thực lấy tên lửa, hạt nhân với Mỹ, chính quyền Kim Jong-un (phải) bội ước, tuyên bố phóng vệ tinh, đe dọa phá vỡ các cam kết với Mỹ. Ảnh minh họa: AFP.

Đến nay, bất chấp áp lực từ Mỹ,Hàn Quốc, Nhật Bản – hết thuyết phục, kêu gọi cho đến đe dọa – Triều Tiên vẫnkhăng khăng không chịu từ bỏ kế hoạch của họ, thậm chí, bắt đầu nạp nhiên liệuvào tên lửa để thực hiện vụ phóng vệ tinh.

Đáp lai, trong chuyến thăm khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên ngày 25/3,Tổng thống Mỹ Obama chính thức đưa ra cảnh báo cắt đứt viện trợ lương thực choBình Nhưỡng, nếu nước này tiếp tục triển khai kế hoạch phóng vệ tinh như dựđịnh.

Trong khi đó, Hãng thông tấn Kyodo đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tanakađã lệnh cho Lực lượng phòng vệ nước này triển khai các khẩu đội tên lửa đánhchặn sẵn sàng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu cần. Còn Hàn Quốc, trong ngàykhai mạc Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân toàn cầu 26/3, cũng mạnh mẽ cảnhbáo sẽ bắn hạ tên lửa của Triều Tiên, trong trường hợp nó bay lạc vào lãnh thổHàn Quốc.

“Chúng tôi đang nghiên cứu các biện pháp như theo dõi và bắn hạ (một số bộ phận)tên lửa Triều Tiên, trong trường hợp chúng đi chệch khỏi quỹ đạo bình thường vàvi phạm lãnh thổ của Hàn Quốc”, Yoon Won-shik, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòngcho hay.

Những động thái trên của các bên chỉ ra rằng, giải pháp chính trị giữa chínhquyền Obama và Bình Nhưỡng đang ở thế vô cùng bấp bênh, nhiều nguy cơ sẽ sụp đổ.

Không khá hơn, trước thềm đàm phán hạt nhân với Mỹ và phương Tây theo nhiềunguồn tin, sẽ diễn ra vào giữa tháng này tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iran vẫn một mực khẳngđịnh quyền được phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình. Đồng thời, Iran cũngkhông cho thấy dấu hiệu nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân, bất chấp các lệnh trừngphạt cứng rắn nhất từ trước đến nay của phương Tây nhằm vào hệ thống ngân hàngvà ngành dầu mỏ của nước này.

Obama không thể tái cử chức Tổng thống Mỹ?
Giải pháp chính trị để kết thúc chương trình hạt nhân của Iran mà Tổng thống Obama theo đuổi cũng không chỉ ra dấu hiệu khả quan. Ảnh minh họa: Salon.

Thậm chí, đáp lại đe dọa tiếnhành các hoạt động quân sự chống lại Iran của Israel và Mỹ nếu nước này không từbỏ chương trình hạt nhân, trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 20/3,Lãnh tụ Iran, Ayatollah Ali Khamenei mạnh mẽ tuyên bố:

“Chúng tôi không có vũ khí hạt nhân và chúng tôi cũng sẽ không xây dựng chúngnhưng khi phải đối mặt với thái độ thù địch của kẻ thù, dù là Mỹ hay chế độ DoThái, để tự bảo vệ mình, chúng tôi sẽ tấn công trả đũa những gì kẻ thù gây racho chúng tôi. Mỹ đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng nếu họ nghĩ rằng có thể pháhủy đất nước Iran bằng những hành động đe dọa”.

Rõ ràng động thái cứng rắn của các bên có nguy cơ đẩy đàm phán hạt nhân giữaIran và phương Tây lâm vào thế bế tắc như hồi năm 2011 khi Iran nhất quyết từchối yêu cầu ngừng làm giàu uranium theo yêu cầu của các cường quốc phương Tây.

Dính vạ miệng nhượng bố Nga về quốc phòng

Trong khi chủ trương theo đuổi các giải pháp chính trị để kết thúc chương trìnhhạt nhân của Iran và Triều Tiên đang ở thế bế tắc, có nguy cơ đẩy Obama vào thếbất lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng cuối năm nay, Tổng thống Mỹ lại vừa tặngkhông các đối thủ chính trị một cơ hội tuyệt vời khác để hạ bệ ông.

Cụ thể, trong Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở Seoul hôm 26/3, những lờirỉ tai “nhạy cảm” liên quan đến cam kết nhượng bộ Nga về vấn đề lá chắn tên lửacủa Tổng thống Obama lẽ ra nên được giữ bí mật tuyệt đối thì lại bị phơi bàytràn lan trên báo chí.

“Vấn đề lá chắn tên lửa, có thể được giải quyết nhưng quan trọng nhất là ông ấyphải cho tôi thời gian… Đây là cuộc bầu cử cuối cùng của tôi. Sau bầu cử, tôi sẽlinh hoạt hơn", Hãng thông tấn ABC News dẫn lời hứa hẹn của Tổng thống Obama vớiTổng thống Medvedev trong Hội nghị hạt nhân ở Seoul hôm 26/3, trong đó, “ông ấy”chính là ám chỉ Tổng thống mới đắc cử của Nga Putin.

"Ngôi sao đang lên" của đảng Cộng hòa Mitt Romney, cáo buộc lời cam kết của ôngObama với ông Medvedev là rất "đáng bận tâm” và rất "đáng báo động":

“Việc vị Tổng thống này của chúng ta lấy lòng Nga bằng cách hứa hẹn rằng ông sẽlinh hoạt hơn rất đáng bận tâm, rất đáng báo động. Ông có thể trả lời cho ngườidân Mỹ rõ quan hệ giữa ông và Nga không? Đây chính là vị Tổng thống nói một đằnglàm một nẻo”, ông Romney mỉa mai Tổng thống Mỹ.

Trong khi đó, Reince Priebus, Chủ tịch đảng Cộng hòa, cáo buộc ông Obama "đặt sựnghiệp chính trị cá nhân lên trên an ninh quốc gia".

Người Mỹ muốn có một Tổng thống mới?

“Ngôi sao đang lên của đảng Cộng hòa” - Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Mitt Romneyđang được dự đoán nhiều khả năng sẽ trở thành đối thủ số 1 của ông Obama trongcuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Obama không thể tái cử chức Tổng thống Mỹ?
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney. Ảnh: AFP.

Những tưởng vớ bở cơ hội “hạ gục”Tổng thống Obama nhờ câu chuyện hớ hênh giữa ông với người đồng nhiệm Nga, Tổngthống Medvedev tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở Seoul hôm 26/3, MittRomney lại bị “gậy ông đập lưng ông” khi không dừng lại ở việc công kích đối thủmà dại dột tuyên bố thêm “Nga là kẻ thù địa chính trị số 1 của Mỹ”.

Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton ngay sau đó nhấn mạnh, bình luận trên của ôngRomney đã “lỗi thời”. Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi nó là “sặcmùi chiến tranh lạnh”.

Tuyên bố của bà Hillary và ông Bitden ám chỉ Nga – không thể phủ nhận một thờicó thể từng là kẻ thù số 1 của Mỹ khi Đế chế Liên Xô còn hưng thịnh. Tuy nhiên,kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1989, Nga đi xuống về mọi mặt, do đó, không còn làkẻ thù số 1 của người Mỹ nữa. Hơn nữa, trên thực tế, hiện nay Nga hợp tác với Mỹtrong nhiều vấn đề quốc tế hệ trọng.

Đáng chú ý, Tổng thống Nga Medvedev dường như đã giúp Obama tấn công ngược Nghịsĩ đảng Cộng hòa khi tuyên bố:

“Đó là những câu nói rập khuôn và sáo rỗng. Cụm từ ‘kẻ thù số 1’ sặc mùiHollywood và là di sản của quá khứ”, ông Medvedev nhấn mạnh tại một buổi họp báokết thúc Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Hàn Quốc.

Rõ ràng, với tuyên bố trên, Mitt Romney tự gắn cho mình cái mác là “kẻ luyếntiếc quá khứ”, dẫm lên vết xe đổ của Nghị sĩ John McCain, ứng viên đảng Cộng hòatừng bị Obama đánh bại bốn năm về trước.

Trong nhiều thập kỷ qua, các ứng viên đảng Cộng hòa vẫn có thói quen lợi dụngchủ nghĩa dân tộc làm mũi nhọn để tấn công các Tổng thống đảng Dân chủ với cáobuộc họ yếu đuối, nhu nhược, thiếu quyết đoán... Tuy nhiên, rõ ràng, ngày nay,phương pháp ấy đã vô tác dụng, thậm chí, đôi khi còn phản tác dụng.

Lý do là, những lỹ lẽ ấy cũng gợi lại cho người Mỹ về hai cuộc chiến tranh sailầm tốn hàng nghìn tỷ USD ở Trung Đông. Và ngày nay, nó đang sốt sắng, hoặc tỏvẻ sốt sắng kêu gọi cho các cuộc thập tự chinh mới để tấn công Syria, Iran,Trung Quốc hoặc thậm chí, Nga.

Lần này, phải chăng Mitt Romney, vì quá vui mừng khi vớ được cơ hội hiếm có đểtấn công hạ bệ Tổng thống Obama nên lại cũng dính vạ miệng, chịu tai tiếng là kẻ“trẻ người non dạ”, thiếu kinh nghiệm chính trường, không đủ sức bước lên vũ đàichính trị thế giới…

Trong khi đó, Tổng thống Obama có xu hướng gợi nhắc về những sai lầm và thất bạicủa đảng Cộng hòa khi xây dựng hình ảnh một Tổng thống vừa nhu vừa cương, cứngrắn nhưng vẫn cực kỳ thận trọng – không chỉ tiêu diệt được kẻ thù số 1 của ngườiMỹ, trùm khủng bố Osama bin Laden, kết thúc hai cuộc chiến đầy ám ảnh, đầy đauthương trong lịch sử nước Mỹ tại Trung Đông mà có lẽ quan trọng hơn, sẽ ngặnchặn một cuộc chiến mớ tương tự sinh ra - cuộc chiến với Iran hay bất cứ quốcgia nào khác.

Rõ ràng, nếu Mitt Romney vẫn khu khư ý định hạ bệ Tổng thống Obama bằng cách môtả đối thủ là một kẻ yếu đuối và cố tìm kiếm một “kẻ thù số một” cho nước Mỹ, cóthể là Iran, Trung Quốc hay Nga – còn phụ thuộc vào tâm trạng lúc bấy giờ củaông thì chắc chắn ông sẽ tự chuộc lấy thất bại thảm hại.


Theo Bạch Dương
         Đất Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.