Mỹ giỏi dọa dẫm chứ chẳng đời nào dám đánh Trung Quốc?

Quan ngại sự trỗi dậy mạnh mẽcủa người khổng lồ châu Á, giới chính khách bảo thủ Mỹ muốn hạ bệ Trung Quốc, cóthể trì chiết hay thốt ra hàng tràng đe dọa đầy khiêu khích đối với Trung Quốc.Nhưng Trung Quốc chẳng buồn bận tâm. Mỹ không đời nào dám tấn công đất nước 1,3tỷ dân?

Quan ngại sự trỗi dậy mạnh mẽcủa người khổng lồ châu Á, giới chính khách bảo thủ Mỹ muốn hạ bệ Trung Quốc, cóthể trì chiết hay thốt ra hàng tràng đe dọa đầy khiêu khích đối với Trung Quốc.Nhưng Trung Quốc chẳng buồn bận tâm. Mỹ không đời nào dám tấn công đất nước 1,3tỷ dân?

Căng thẳng

Một trong những chính trị gia bảo thủ nức tiếng và có uy nhất của Mỹ hiện nay -ứng cử viên sáng giá của đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua tranh chức Tổng thốngMỹ 2012, Mitt Romney luôn không nề hà và không ngần ngại thốt ra hàng tràngnhững lời khó nghe về Trung Quốc. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thốngMỹ đang ngày càng đến gần hơn, các ứng cử viên đảng Cộng hòa càng có xu hướng"chống" Trung Quốc gay gắt hơn và quyết liệt hơn.

 

Ông Mitt Romney đang dẫn đầu trong cuộc đua trở thành ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa sau chiến thắng mới nhất trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này tại bang Illinois, Mỹ hôm 20/3.

Với chiến thắng tại Illinois, tính tới thời điểm này, ông Romney giành được 563 phiếu đại cử tri, trong khi đối thủ gần nhất của ông là Rick Santorum được 263 phiếu.

Hai ứng cử viên còn lại làNewt Gingrich và Ron Paul nhận được các con số "khiêm tốn", lần lượt là 135và 50 phiếu.

Để giành tấm vé ứng cử tổng thống của đảng Cộng hoà, một ứng viên đảng nàycần giành được 1.144 phiếu đại cử tri.

“Tôi chẳng có lợi lộc gì khi tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốcnhưng tôi không thể chấp nhận việc chúng ta “đầu hàng” như hiện nay”, cựuthống đốc bang Massachusetts Romney phát biểu trong một cuộc vận động tranhcử.

Trên thực tế, ông Romney không chỉ coi Trung Quốc là “mối đe dọa về kinh tế,văn hóa mà quan trọng hơn, việc nước này đang nỗ lực hết mình để hiện đạihóa quân sự nhằm mục đích ngăn chặn các tàu quân sự của chúng ta tiến vàobiển Đông, đặt ra mối đe dọa về quân sự và an ninh”.

Trong thời gian Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ hồi giữa thánghai vừa qua, ông Romney chẳng ngại ngần chỉ trích sự yếu hèn của chính quyềnObama để tiếp đón Bắc Kinh gần như giống “kẻ van lơn” và dễ dàng chấp nhận“sự bắt đầu của một thế kỷ của Trung Quốc” mà không có bất cứ động thái đốichọi, đấu tranh nào.

Mỹ giỏi dọa dẫm chứ chẳng đời nào dám đánh Trung Quốc?
Ông Mitt Romney ngày càng chống Trung Quốc mạnh mẽ. Ảnh: Telegraph.

Do đó, ông Romney, trong không ítcuộc vận động tranh cử thẳng thừng tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với đất nước1,3 tỷ dân trong trường hợp cần thiết nếu ông ở địa vị là người đứng đầu nướcMỹ.

Trong khi đó, người Trung Quốc lại có sự chuẩn bị về mặt tinh thần cho viễn cảnhcăng thẳng leo thang trong quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, nó là kết quả của quátrình cạnh tranh ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn giữa con rồng châu Á và cườngquốc số 1 thế giới, chứ không phải xuất phát từ quan ngại khả năng một ứng cửviên bảo thủ như Romney trở thành tổng thống Mỹ.

Dọa nạt?

Trong khi Obama, ở vị trí là người đứng đầu nước Mỹ, không thể trực tiếp côngkích Trung Quốc thì Romney - ứng cử viên sáng giá để đại diện đảng Cộng hòa ratranh chức Tổng thống Mỹ năm nay lại không từ bất cứ cơ hội nào để tấn côngTrung Quốc. Trên thực tế, Romney cũng chỉ muốn lợi dụng Trung Quốc để hạ bệ Tổngthống Obama, với việc lập luận chính quyền ấy hèn yếu, nhu nhược trước TrungQuốc. Trên thực tế, giả sử Romney trở thành Tổng thống Mỹ, liệu ông sẽ nghiêmtúc và thực sự gây chiến với Trung Quốc, thậm chí, là một cuộc chiến tranhthương mại như những gì ông tuyên bố? Chắc chắn không.

Trong bối cảnh quyền lực toàn cầu của Mỹ có xu hướng giảm, Trung Quốc ngày càngphát triển lớn mạnh, đặt ra nguy cơ soán ngôi cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.Sự lớn mạnh của Trung Quốc đồng nghĩa với việc tương tác giữa Trung Quốc với thếgiới sẽ sâu rộng hơn và do đó, khả năng xảy ra mâu thuẫn, va chạm giữa con rồngchâu Á và phần còn lại của thế giới là điều khó tránh khỏi.

Mỹ giỏi dọa dẫm chứ chẳng đời nào dám đánh Trung Quốc?
Tương lai, quan hệ Trung - Mỹ có thể đối mặt với nhiều căng thẳng, bất đồng hơn? Ảnh: Acclaimimages.

Nói cách khác, trong tương lai,quan hệ Trung – Mỹ có nhiều khả năng còn căng thẳng hơn thời điểm hiện nay bởisự khác biệt hiển nhiên về mặt lợi ích của mỗi nước, đặc biệt là trong bối cảnhMỹ suy giảm quyền lực toàn cầu còn Trung Quốc lại đang lên như diều gặp gió. Đặcbiệt là, trong trường hợp, Romney trở thành ông chủ Nhà Trắng và thay đổi tháiđộ, không tiếp tục chống đối và khuyến khích sự chống đối đối với Trung Quốcnữa, thì những căng thẳng, bất đồng trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ vẫn có khả năngdày thêm.

Tuy nhiên, cũng chính bởi sự tương tác ngày càng sâu rộng giữa Trung Quốc và cácquốc gia trên thế giới nói chung cũng như Mỹ nói riêng, tạo nên những sợi dâyràng buộc chằng chịt, chặt chẽ, không thể tách rời trong quan hệ Trung – Mỹ, đặcbiệt là sự vĩ mô trong quan hệ thương mại song phương. Điều đáng nói là, sự vĩmô ấy đủ lớn và đủ mạnh để giúp ngăn chặn một cuộc chiến giữa con rồng châu Á vàcường quốc số 1 thế giới nhằm đảm bảo duy trì các lợi ích kinh tế lẫn các lợiích an ninh của mỗi bên.

Dù vậy, một điều vẫn cần phải thừa nhận rằng, các chính trị gia, đặc biệt là cácnhà lãnh đạo Trung Quốc hay Mỹ, trên phương diện cá nhân có thể tác động đếnquan hệ song phương. Nhưng sự tác động của họ chỉ giới hạn ở một chừng mực nhấtđịnh. Trong tình huống nào đó, có thể được nhìn nhận như là một tai nạn hoặckhông, họ có khả năng chỉ ra những động thái khiến quan hệ Trung – Mỹ trở nênphức tạp hơn và căng thẳng hơn. Song các lợi ích cốt lõi của hai nước sẽ giữ vaitrò điều chỉnh, chỉ dẫn cho các quan hệ Trung – Mỹ.

Do đó, những phát ngôn đầy khiêu khích của Romney dành cho Trung Quốc hoàn toànvô giá trị và không đáng để người Trung Quốc bận lòng.

Hơn nữa, chẳng ai ngây thơ đến nỗi tin rằng một ứng cử viên, trong trường hợpđắc cử và trở thành Tổng thống Mỹ, sẽ thực sự thực thi các chính sách quá cứngrắn như trên đối với Trung Quốc.

Thực tế là, trong 20 năm qua, chính sách Trung Quốc của các đời Tổng thống Mỹ,bất kể, họ thuộc phe Cộng hòa hay là người của đảng dân chủ, vẫn luôn “ôn hòa”hơn so với những gì mà những chính trị gia bảo thủ như Mitt Romney lặp đi lặplại trong suốt quá trình tranh cử.

Một thực tế khác mà người Mỹ cần nhận ra đó là, Mỹ khó lòng mà kìm chế, ngăn cảnsự lớn mạnh của Trung Quốc bởi sự trỗi dậy của con rồng châu Á là một quá trìnhvận động tự nhiên với nhiều nguồn lực chi phối, thúc đẩy.

Do đó, tốt nhất, Mỹ nên học cách giảm bớt thái độ và hành động thù địch đối vớiTrung Quốc để đảm bảo các lợi ích riêng của họ cũng như để nắm bắt và tận dụngđược tất cả các cơ hội mà nhờ sự trỗi dậy của Trung Quốc mới hình thành. Khôngkhó để hiểu tại sao nỗi quan ngại của Mỹ về Trung Quốc ngày càng gia tăng, dođó, Mỹ thận trọng trước Trung Quốc. Tuy nhiên, miễn là Trung Quốc không khiêukhích Mỹ thì kìm chế, ngăn chặn Trung Quốc cũng sẽ không có chỗ trong chính sáchMỹ.

Người đứng đầu nước Mỹ, hiện nay và trong tương lai cần phải nỗ lực để loại bỏdần sự thiếu tin cậy, mối ngờ vực lẫn nhau giữa hai nước và ngăn chặn các căngthẳng, mâu thuẫn chẳng hạn các xung đột liên quan đến đất hiếm, chính sách tiềntệ hay thậm chí, các vấn đề rất nhạy cảm về nhân quyền, bùng nổ thành một cuộcchiến sống mái giữa hai nước.

Theo Bạch Dương
         Đất Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.