- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thảm họa kế tiếp đại dịch Covid-19
Covid-19 khiến các nước nghèo suy thoái nặng nề cùng tương lai phục hồi ảm đạm, trong khi các nước giàu sắp trở lại trạng thái bình thường, sẽ là khủng hoảng kế tiếp của nhân loại.
Trước khi đại dịch bùng phát, 19 năm đầu tiên của thế kỷ 21 chứng kiến các nền kinh tế đang phát triển bứt phá mạnh mẽ, thu hẹp dần khoảng cách với nhóm các nước phát triển nhất thế giới, không chỉ về kinh tế, mà còn ở giáo dục, y tế và sự ổn định.
Nhưng rồi Covid-19 ập đến. Thảm họa trăm năm có một đã đào sâu thêm hố ngăn cách giữa các nền kinh tế giàu nhất và nghèo nhất thế giới, khi tốc độ tăng trưởng của hai nhóm này có xu hướng đối lập nhau hoàn toàn, theo Wall Street Journal.
Chuyện gì đang xảy ra ở các nước nghèo?
Tại Mỹ, các chuyên gia dự đoán sự trở lại của thời kỳ bùng nổ kinh tế tương đương mức của thập niên hoàng kim 1920. Ở Anh, nền kinh tế được cho là sẽ phát triển nhanh hơn bất cứ giai đoạn nào từ sau Chiến tranh thế giới 2. Trong khi đó, Trung Quốc ước tính tăng trưởng ở mức 18,3% trong quý I/2021.
Nhưng với các nước đang phát triển, nơi đa phần người dân chưa được tiếp cận vaccine, trong khi chính phủ không đủ khả năng tung ra những gói cứu trợ lớn, nền kinh tế đang tụt lại phía sau và khó tăng trưởng mạnh sau một năm 2020 u ám.
Tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển - bộ phận then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giáo dục, và chính trị - đang bị thu hẹp nhanh chóng. Hiện tượng này không xảy ra ở Mỹ, Tây Âu hay Trung Quốc, theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Trong khi sức bật lớn của nền kinh tế đã giúp Mỹ tăng trưởng trở lại, các nước thu nhập thấp được dự đoán sẽ cần nhiều năm để có thể phục hồi quy mô kinh tế của năm 2019.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo các nền kinh tế đang phát triển có thể sẽ rơi vào bất ổn trong nhiều năm.
"Thế giới đối lập ở phía trước chúng ta sẽ là một thảm họa", Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohamed cảnh báo về chiều hướng phát triển kinh tế đối lập hậu đại dịch.
Các nước nghèo được dự báo sẽ cần nhiều năm để khôi phục nền kinh tế. Ảnh: AFP.
Sau 15 năm tăng trưởng với động lực là xuất khẩu hàng hóa, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, nền kinh tế các nước Mỹ Latin lao dốc 7,4% trong năm 2020, năm suy thoái tồi tệ nhất kể từ 1821, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.
Hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường bởi tác động của dịch bệnh. Không ít trong số này sẽ khó có khả năng quay lại trường học bởi đói nghèo, làm dấy lên quan ngại về tác động lâu dài của nguy cơ thất học.
Ở trung và đông Phi, chính phủ các nước chật vật kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như sởi và sốt rét. Hàng nghìn người, chủ yếu là trẻ em, đã thiệt mạng vì dịch bệnh những tháng gần đây.
Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng 150 triệu người sẽ bị đẩy tới nghèo đói cùng cực bởi tác động của Covid-19. Khoảng 34 triệu người ở bên bờ của nạn đói, tăng 35% chỉ trong một năm. Tình trạng giá cả lương thực leo thang đang tạo ra làn sóng bất mãn từ Colombia cho tới Sudan.
Từ Nepal, Iran cho tới Peru hay Argentina, hệ thống y tế các nước đứng bên bờ sụp đổ vì số bệnh nhân quá tải, thiếu giường bệnh, cạn dưỡng khí, các lò hỏa táng luôn cháy đỏ lửa. Trong khi đó, các biến chủng virus mới lây lan nhanh hơn khả năng các phòng thí nghiệm có thể truy vết chúng.
Gánh nặng nợ nần
Không ít quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào nguồn thu và việc làm của các ngành dịch vụ như du lịch. Khi đại dịch ập đến, những ngành dịch vụ này bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Chính phủ các nước nghèo không có khả năng tung ra những gói cứu trợ để bảo vệ nền kinh tế.
Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, kéo theo suy thoái kinh tế, nợ nước ngoài của nhiều quốc gia đang phát triển tăng mạnh.
Trong khi lãi suất cho vay qua đêm ở mức 0 hoặc âm tại các nước phát triển, mức lãi suất trung bình ở các nước đang phát triển là 4%. Lãi suất với các khoản vay dài hạn, vốn thiết yếu trong phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục, còn cao hơn nhiều.
Tới lúc này, một số nước như Zambia, Argentina hay Lebanon đã vỡ nợ. Gánh nặng nợ nần có thể buộc các chính phủ thắt lưng buộc bụng, làm khả năng hồi phục nền kinh tế thêm phần u ám. Giá lương thực leo thang cũng buộc ngân hàng trung ương nhiều nước siết chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.
Covid-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề hơn so với ước tính trước đó. Ảnh: Reuters.
"Thiệt hại đã hiện hữu và tồi tệ hơn ước tính trước đây", Kenneth Rogoff, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của IMF, cho biết.
Dù vậy, không phải mọi quốc gia đang phát triển đều lâm vào khủng hoảng. Một số nước với nền kinh tế đa dạng, cũng như thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả ở châu Á đã sớm vượt qua đại dịch mà ít chịu thiệt hại về kinh tế, dù rằng có dấu hiệu số ca bệnh tăng lên trong những ngày qua.
Tại khu vực Hạ Sahara của châu Phi, tầng lớp trung lưu chiếm khoảng 180 triệu người ước tính đã sụt giảm 11% trong năm 2020, theo dữ liệu của World Data Lab. Xu hướng này dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2021. IMF dự báo Hạ Sahara sẽ là khu vực tăng trưởng chậm nhất năm 2021.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latin năm 2020 được dự báo ở 4,1%, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, theo số liệu của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.
"Khi ra khỏi cuộc khủng hoảng dịch bệnh, chúng ta (các nước Mỹ Latin) sẽ nghèo hơn, nợ nhiều hơn, và cơ cấu nền kinh tế sẽ rất khác", ông Eric Parrado, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, nhận xét.
Mất cơ hội thoát nghèo tốt nhất
ỞMỹ Latin, phong tỏa đã khiến trẻ em phải nghỉ học nhiều hơn bất cứ khu vực nào khác trên thế giới, Liên Hợp Quốc cho biết. Từ tháng 3/2020, thời gian đóng cửa của các trường học ở Mỹ Latin là 40-50 tuần, so với mức trung bình toàn cầu là 26 tuần.
Đến nay, mới chỉ 6 quốc gia trong khu vực mở cửa các trường học hoàn toàn, khiến 124 triệu trẻ em không thể dự các buổi học tại lớp. UNICEF cảnh báo tình trạng này có thể là tiền đề cho thảm họa.
Với các phụ huynh sống ở những khu ổ chuột tại thủ đô Lima của Peru, việc trẻ em không thể đến trường đồng nghĩa tước đi cơ hội tốt nhất giúp chúng thoát khỏi đói nghèo.
Học trực tuyến là điều khó hiệu quả ở nhiều nước đang phát triển, nơi mạng Internet không phải luôn sẵn sàng với đường truyền ổn định, đồng thời chi phí cũng là một vấn đề với người nghèo.
Một trường học ở Uganda đã đóng cửa. Ảnh: Washington Post.
Người mẹ 27 tuổi tên Miriam Salcero cho biết con gái 8 tuổi của cô, Brianna, thường xuyên gặp khó khăn trước hướng dẫn gửi qua tin nhắn thoại WhatsApp của giáo viên.
Khi học tại nhà, cô bé 8 tuổi thường xuyên mất tập trung. Cô Salcero thừa nhận lo lắng rằng năm học 2021, từ tháng 3-12, sẽ tiếp tục là một gánh nặng với gia đình mà không mang lại lợi ích cho con gái.
"Tôi thực sự lo lắng. Tình hình này cần chấm dứt để lũ trẻ có thể đến trường", cô Salcero nói.
Tại các nước nghèo, hơn 800 triệu trẻ em tới nay chưa được tiếp cận máy vi tính, theo thống kê của Liên Hợp Quốc. Tỷ lệ bỏ học cao hơn nhiều tại các nước thu nhập thấp đồng nghĩa hàng triệu trẻ em sẽ không quay lại trường học.
Theo Zing
-
Thế giới1 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới1 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới1 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới2 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới2 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới5 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới5 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới5 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới5 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới6 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới9 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới9 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới9 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới19 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.