Thị trấn thời Trung Cổ ví như “Atlantis” bị biển nuốt chửng cuối cùng cũng được tìm thấy sau nhiều thế kỷ

Sau nhiều thập kỷ miệt mài tìm kiếm, cuối cùng các nhà khoa học cũng có câu trả lời cho sự mất tích kỳ lạ của thị trấn cổ này.

Tờ Daily Mirror ngày 10/6 đưa tin, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm thấy thị trấn cổ được ví như "Atlantis của nước Anh" bị chìm dưới biển cách đây 650 năm. Trị trấn thời Trung Cổ có tên Ravenser Odd, đôi khi còn được gọi là Ravensrodd, nằm ở phía Đông hạt Yorkshire.

Đây từng là một thị trấn cảng thịnh vượng nằm trên bãi cát ở miệng của sông Humber trước khi bị bỏ hoang, sau đó bị phá hủy và bị Biển Bắc (North Sea) nuốt chửng trong trận bão lớn năm 1362.

Thị trấn chìm, được mệnh danh là Atlantis của hạt Yorkshire nói riêng và nước Anh nói chung, từng là nơi dừng chân chính của các tàu đánh cá và tàu chở hàng ở cửa sông Humber.

Các nhà sử học và khoa học tin rằng nó nằm dưới đáy biển cách bờ biển Yorkshire khoảng 1,6 km. Nhưng một cuộc tìm kiếm mới gần bờ hơn đã phát hiện ra những tảng đá và tác phẩm điêu khắc bằng đá chỉ cách mặt nước vài mét.

Thị trấn thời Trung Cổ ví như Atlantis” bị biển nuốt chửng cuối cùng cũng được tìm thấy sau nhiều thế kỷ-1Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học thậm chí còn dùng đến hệ thống sóng âm độ phân giải cao có thể giúp xác định vị trí, các bức tường của thị trấn bị mất tích. Và rồi, sau nhiều năm nỗ lực, công sức của họ đã được đền đáp.

Các chuyên gia cho rằng phát hiện này sẽ mang tính huyền thoại như phát hiện ra Pompeii (thành phố La Mã cổ đại bị chôn vùi bởi tro bụi núi lửa) hoặc giống như khám phá ra chính Atlantis.

Giáo sư Dan Parsons, một nhà khoa học địa chất tại Đại học Hull, hiện đang dẫn đầu cuộc tìm kiếm. "Thật hấp dẫn, thú vị, phấn khích. Vị trí chính xác của thị trấn thời trung cổ này chưa bao giờ được xác định", ông nói với The Sun. "Bây giờ chúng tôi có các công cụ và công nghệ tân tiến để đi ra ngoài đó và xác định vị trí của nó một lần, cho mãi mãi".

Thị trấn thời Trung Cổ ví như Atlantis” bị biển nuốt chửng cuối cùng cũng được tìm thấy sau nhiều thế kỷ-2Bản đồ các thị trấn trên cửa sông Humber bị mất tích ra biển bao gồm Ravenser Odd.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy tất cả tàn tích của thị trấn, bao gồm nền móng, bến cảng và các bức tường chắn sóng biển.

Sau đó, họ sẽ có thể lập bản đồ và tạo bản đồ 3D - được sử dụng để cử thợ lặn xuống thám hiểm.

Các chuyên gia cho biết hiện họ có tất cả dữ liệu cần thiết và sẽ tiến hành phân tích khu vực dưới biển trong những tuần tới.

Nhà sử học Phil Mathison, người đã dành 25 năm cuộc đời để tìm kiếm thị trấn cổ Ravenser Odd, tỏ ra rất hào hứng với phát hiện này. Ông nói: "Thực sự cuối cùng cũng tìm thấy nó, sau một thời gian dài. Cứ như thể hoàn thành công trình của cuộc đời, tôi rất phấn khích".

Ông Phil cũng giải thích tại sao phát hiện này lại là "một khám phá phi thường". Ravenser Odd được thành lập vào năm 1235 và gây được tiếng vang lớn, điều này đã được William Shakespeare đề cập đến trong các tác phẩm "Richard II" và "Henry VI".

Tên gọi của thị trấn bắt nguồn từ "hrafn’s eyr" (có nghĩa là lưỡi quạ trong tiếng Bắc Âu cổ). Thị trấn từng có tầm quan trọng cấp quốc gia với các cầu tàu, nhà kho, một tòa án và một nhà tù, đê chắn sóng và bến cảng.

Xói mòn ven biển dẫn tới sự suy tàn của thị trấn. Năm 1362, miền bắc châu Âu trải qua cơn bão mạnh Grote Mandrenke hay còn gọi là trận lụt Saint Marcellus. Kết quả là thị trấn bị nhấn chìm hoàn toàn dưới làn nước của Biển Bắc.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/thi-tran-thoi-trung-co-vi-nhu-atlantis-bi-bien-nuot-chung-cuoi-cung-cung-duoc-tim-thay-sau-nhieu-the-ky-22202212620351416.htm

lịch sử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.