Thợ lặn vớt thêm 6 thi thể vụ rơi máy bay AirAsia

Ngày 3/2, Các thợ lặn Indonesia đã vớt được 6 thi thể mắc kẹt trong xác chiếc máy bay AirAsia mang số hiệu QZ8501 bị rơi xuống biển Java hôm 28/1, nâng tổng số thi thể được tìm thấy lên 90 người.

Ngày 3/2, Các thợ lặn Indonesia đã vớt được 6 thi thể mắc kẹt trong xác chiếc máy bay AirAsia mang số hiệu QZ8501 bị rơi xuống biển Java hôm 28/1, nâng tổng số thi thể được tìm thấy lên 90 người.

Thi thể các nạn nhân được đưa lên bờ
Thi thể các nạn nhân được đưa lên bờ

Người phát ngôn của Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Indonesia Jusuf Latif cho biết, số thi thể được tìm thấy trong vụ tai nạn máy bay AirAsia hiện nay là 90 người trong tổng số 162 mất tích. Một số thi thể được tìm thấy trôi nổi ngoài khơi đảo quần đảo Sulawesi, cách hiện trường vụ tai nạn khoảng 1.000 km (620 dặm) về phía đông.

Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Indonesia cùng với đội thợ lặn vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những thi thể mất tích sau khi Hải Quân Indonesia đã ngừng nỗ lực nâng phần thân máy bay bị chìm dưới nước lên bởi thân máy bay quá dễ vỡ.

Các nhà chức trách tin rằng nhiều thi thể vẫn còn đang mắc kẹt trong thân máy bay và mảnh vỡ lớn khác của xác máy bay trong khu vực, bao gồm cả buồng lái, trong đó có các thi thể của phi công chính và phụ. 

Trong khi đó, Suryadi Bambang Supriyadi, giám đốc Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Indonesia cho biết, trong hai ngày 2/2 và 3/2, các thợ lặn đã vớt được tổng cộng 13 thi thể ở bên trong và xung quanh đống đổ nát thân máy bay ở độ sâu 30 mét (100 feet) dưới đáy biển.

Máy bay Airbus A320 mang số hiệu QZ8501 trong hành trình từ Surabaya, Indonesia đến Singapore hôm 28/12 đã gặp sự cố và lao xuống biển Java. Vụ việc khiến cho toàn bộ 162 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay thiệt mạng.

Theo Tiền Phong.



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.