- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cả nền bóng đá không tìm nổi một ông thầy?
Đã có một vài ứng viên được đề cập có thể ngồi vào chiếc ghế nóng ở cabin BHL ĐT Việt Nam cho ít nhất 2 trận đấu vòng loại Asian Cup 2015 sắp tới nhưng đều khá mờ nhạt. Không lẽ, cả nền bóng đá lại không thể tìm cho ra một ông thầy nội, sau sự rút lui của HLV Phan Thanh Hùng?
Đã có một vài ứng viên được đề cập có thể ngồi vào chiếc ghế nóng ở cabin BHL ĐT Việt Nam cho ít nhất 2 trận đấu vòng loại Asian Cup 2015 sắp tới nhưng đều khá mờ nhạt. Không lẽ, cả nền bóng đá lại không thể tìm cho ra một ông thầy nội, sau sự rút lui của HLV Phan Thanh Hùng?
Thói xấu trong bóng đá
Người Việt Nam có nhiều thói xấu. Cái này thì rõ rồi và trên rất nhiều các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng, người ta cũng đã bàn tán, đã đánh giá đến độ tường tận. Và một trong những thói xấu đó là người Việt Nam thường thích nói hơn làm. Có câu: “Mồm miệng đỡ tay chân” cũng vì lý do này. Ngoài ra, tâm lý đám đông, a dua, cũng được đề cập tới.
Địa hạt nhỏ như bóng đá ta cũng không thiếu thói xấu. Để ý thấy, sau thất bại của ĐT Việt Nam dưới thời HLV Phan Thanh Hùng, rất nhiều các ý kiến trách móc VFF tại sao lại để ông Hùng kiêm nhiệm, ở cả CLB HN.T&T lẫn các ĐTQG, để rồi bây giờ phải lãnh hậu quả? Và VFF (và cả Tổng cục) đã quyết định sửa sai bằng cách sẽ chỉ chọn người chuyên trách trong thời gian tới.
Sai thì phải sửa, để thất bại không tiếp tục là… mẹ của thất bại. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao VFF (với cả những ban bệ cố vấn về chuyên môn như Hội đồng HLV QG, rồi Phòng Các ĐTQG…) lại không quyết liệt ngay từ đầu, để không phải nói chuyện "đã rồi" như lúc này? Ông Hùng có thể sai trong các tiêu chí xây dựng chiến thuật, lối chơi.., nhưng rõ ràng một mình ông Hùng không thể là người gánh vác toàn bộ trách nhiệm về thất bại của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2012.
Lỗi hệ thống được nhìn nhận thuộc về VFF. Nhưng, mặc nhiên không có một lãnh đạo cấp cao nào của VFF từ chức, sau các thất bại liên tiếp ở mọi cấp độ ĐTQG, với rất nhiều giải đấu khác nhau. Thói quen của người ta là khi vui thì vỗ tay vào, còn khi buồn, khi thất bại, lại thường tìm cách đổ đồng trách nhiệm.
Vẫn
kêu gọi nên dùng "hàng nội” trong bóng đá nhưng trước và sau việc lựa
chọn ông Hùng vào ghế HLV trưởng ĐTQG vẫn có nhiều người làm chuyên môn
muốn "bàn ra". Tiêu chí hàng đầu vẫn là HLV ngoại, bởi “bóng đá Việt Nam
chưa đến thời của các ông thầy nội”. Tức là họ vẫn chỉ thích nói hơn là
dấn thân, đương đầu với thử thách.
Chọn ai?
Với việc thống nhất quan điểm sẽ không thuê thầy ngoại cho bóng đá Việt Nam các cấp độ ĐTQG trong tương lai gần; đồng thời, sẽ không cho phép HLV kiêm nhiệm, lẽ tự nhiên, các HLV hiện đang thất nghiệp sẽ nắm lợi thế ở điểm xuất phát. Nhưng vấn đề là ai hay nhân vật nào dũng cảm ngồi chiếc ghế nóng dù chỉ 2 trận đấu, sau những gì đã xảy ra với ông Phan Thanh Hùng?
Rất khó thể thuyết phục được Huỳnh Đức hay Hữu Thắng rồi. Vậy sẽ là ông Mai Đức Chung? E là sau thất bại của ĐT U19 Việt Nam, khả năng này ít xảy ra. Cũng khó có thể là ông Lê Thụy Hải, Vương Tiến Dũng hay Trần Văn Phúc, bởi họ bị xem là quá cũ, là lỗi mốt và không còn hợp thời nữa. Hay là ông Lê Thế Thọ, ủy viên Hội đồng HLV QG và cũng là một nhân vật dám… nói?
Xứ sương mù, đất nước vẫn được xem là quê hương của bóng đá, với Premier League sở hữu những ngôi sao hàng đầu, cũng từng trải qua một giai đoạn rất dài phải thuê thầy ngoại cầm ĐTQG. Vậy chúng ta hà cớ gì phải lăn tăn, khi sẽ tiếp tục hướng ngoại, càng khi quỹ lương cho bất cứ một ông thầy ngoại nào sẽ luôn được nhà tài trợ chia sẻ?
Theo TT&VH
-
Thể thao quốc tế22/06/2020Mâu thuẫn giữa Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) và HLV Shin Tae-yong vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi ông thầy Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích PSSI không chịu lắng nghe.
-
Thể thao07/06/2020Đây đã là lần thứ 3 Conor McGregor thông báo giải nghệ trên MXH. Trong hai lần trước đó, "Gã điên" đều đã trở lại như chưa có chuyện gì xảy ra.
-
Thể thao07/06/2020Chuyên gia boxing Mã Thắng Lợi đã có những phân tích về trận thua của Mã Bảo Quốc nói riêng và võ cổ truyền Trung Quốc nói chung.
-
Thể thao quốc tế30/05/2020Theo thống kê mới được tạp chí danh tiếng Forbes công bố, hai siêu sao hàng đầu của bóng đá thế giới lại không phải VĐV kiếm tiền giỏi nhất năm 2020.
-
Thể thao quốc tế20/05/2020Giải đấu hấp dẫn nhất thế giới xác nhận 6 cầu thủ dương tính với Covid-19 trong bối cảnh các đội bóng vừa đồng ý cho cầu thủ trở lại luyện tập bình thường.
-
Thể thao quốc tế08/05/2020COVID-19 đã và đang gây ra những thiệt hại khủng khiếp cho bóng đá thế giới.
-
Thể thao quốc tế04/05/2020Các đội cuối bảng Ngoại Hạng Anh chỉ đồng ý phương án thi đấu tập trung nếu giải đấu không tính xuống hạng mùa này.
-
Thể thao quốc tế01/05/2020Ba ngày đã trôi qua tính từ thời điểm được yêu cầu có mặt, Cristiano Ronaldo vẫn chưa xuất hiện tại Italy để hội quân cùng CLB Juventus.
-
Thể thao quốc tế30/04/2020Cho đến nay người hâm mộ vẫn cảm thấy khó hiểu khi mùa hè 2008, Robinho bất ngờ tới Man City mà không phải Chelsea. Và những giải thích mà chúng ta được nghe, thực tế đều không phải sự thật.
-
Thể thao quốc tế29/04/2020“Người ngoài hành tinh” là một trong những danh thủ Brazil có nền tảng tài chính vững vàng nhất sau khi giải nghệ.