ĐT Việt Nam: Không dễ để đá… tiqui-taka

Tiqui-taka không quá phức tạp, nhưng đó là lý thuyết. Còn về thực tế, để trình diễn được lối chơi đẹp mắt như thế lại không đơn giản chút nào.

Tiqui-taka không quá phức tạp, nhưng đó là lý thuyết. Còn về thực tế, để trình diễn được lối chơi đẹp mắt như thế lại không đơn giản chút nào.

Tiqui-taka: Đơn giản thôi, nhưng… khó

Lối chơi tiqui-taka, đúng như ngôn ngữ thường gọi có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, và về cơ bản cách đá này không có gì quá đặc biệt hay nôm na là đơn giản khi nguyên tắc chủ yếu: Chuyền – chạy, đồng thời di chuyển không bóng với tần suất cao. Nghe rất đơn giản, và tưởng chừng như bất kỳ đội bóng nào cũng làm được.

Công việc để làm ra món “tiqui-taka” có vẻ như khá dễ như thế, đồng thời lại rất quen thuộc đối với tất cả những ai chơi bóng đá. Tuy nhiên, như nói ban đầu để thực hiện, áp dụng điều này vào thực tế lại rất khó khi cách chơi tiqui-taka không những đòi hỏi một nền tảng thể lực tốt nhằm thực hiện việc… chạy chỗ liên tục.

ĐT Việt Nam: Không dễ để đá… tiqui-taka - Ảnh 1.

 HLV Hữu Thắng trong một buổi tập của ĐTVN.

Chẳng thế, ngay công việc đơn giản nhất như chuyền bóng cũng đòi hỏi nhiều yếu tố, và trong đó kỹ thuật hoàn hảo là điều quan trọng vô cùng. Mà điều này, chẳng phải khi nào, với ai cũng có thể làm được.

Thế nên mới có chuyện, đặc sản tiqui-taka khởi nguồn từ Barca, rồi tới ĐTQG Tây Ban Nha nhiều năm qua nhưng không có quá nhiều đội bóng làm được...

ĐTVN đá Tiqui – taka: Tốt thôi, nhưng…

Các cầu thủ Việt Nam muốn đá tiqui-taka được hay không? Câu trả lời là được. HLV Hữu Thắng muốn đội tuyển dưới triều đại của mình đá theo trường phái đó được không? Câu trả lời cũng tương tự.

Tuy nhiên, từ “được” đến chuyện làm được hay không lại là một vấn đề khác, không đơn giản chút nào. Nhất là đối với thực trạng của BĐVN lúc này.

Thể lực của các cầu thủ Việt Nam chúng ta chưa khi nào là một điều đáng tự hào, cũng như luôn là mối lo cần giải quyết gấp của các nhà cầm quân, từ nội cho đến ngoại.

Kỹ thuật cơ bản cũng chẳng khác mấy, khi mà không phải tuyển thủ nào cũng bắt đầu con đường bóng đá của mình từ những trường học bóng đá tử tế, hay nôm na có căn bản. Hoặc ít nhất có chung một giáo án, để đồng bộ với nhau về mặt kỹ thuật.

Bởi vậy, chuyện một tuyển thủ khi nhận và đỡ để bóng xa văng cả mét là điều chưa bao giờ hiếm ở ĐTVN, hay các đội tuyển quốc gia trẻ khác. Hoặc, ngay cả khi có nền tảng kỹ thuật điêu luyện, hoàn chỉnh như những cái tên đến từ lò HA.GL.JMG.Arsenal thì lại vướng vào câu chuyện muôn thủa khác: Thể lực.

Chúng ta không kỳ thị giấc mơ của tân HLV trưởng ĐTQG, cũng chẳng cấm khao khát của các cầu thủ. Nhưng như đã nói để làm được lại là một vấn đề khác, mà ở đây – ngay lúc này là điều không thể khi mà căn cơ cả về thể lực lẫn kỹ thuật của các cầu thủ Việt Nam đều yếu và thiếu.

Để rồi, muốn nhìn đội tuyển đá đẹp, đá hay và chiến thắng có lẽ chưa phải là bây giờ, mà phải khi khác. Và ở đây “khi khác” là lúc mà VFF hay tất cả các đội bóng cùng bắt tay vào làm bóng đá trẻ tâm huyết hay đồng bộ nhất có thể.

Vậy nên, ở thời kỳ được coi như quá độ của bóng đá Việt như thế này đội tuyển đá đàng hoàng, hết mình và không lấn cấn chuyện “đá bẩn” cũng đã là điều mà người hâm mộ mong ước, khát khao lắm rồi, chứ chưa cần phải mong đá tiqui-taka làm gì cho nó…cao.

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.