Những trận đấu "trên bàn" của trọng tài Việt

Nắm trong tay rất nhiều quyền hành ở một trận đấu, chính vì thế không có gì ngạc nhiên khi các vua sân cỏ luôn là mục tiêu...

Nắm trong tay rất nhiều quyền hành ở một trận đấu, chính vì thế không có gì ngạc nhiên khi các vua sân cỏ luôn là mục tiêu để những đối tượng xấu, hay các đội bóng muốn thi đấu trên...bàn nhắm tới. Và tất nhiên không phải ai cũng sa ngã, nhưng hấp lực của đồng tiền luôn rất mạnh để khiến nhiều vua khó có thể chối từ...

Những đêm trắng...họp hành

Không giống như giới cầu thủ khi lấy bar, quán nhậu và đôi khi là cá độ trên mạng làm niềm vui, giới trọng tài khá kín kẽ ở mỗi lần đi làm nhiệm vụ.

Hay đúng hơn, ở những nơi đông người gần như ít khi thấy bóng dáng các trọng tài. Họ không ăn nhậu, cũng chẳng lê la quán bar và hầu như ở tịt trong khách sạn, trừ khi ra sân họp trước trận, hay lúc làm nhiệm vụ.

Họ ở đâu, trong những ngày đến địa phương để chuẩn bị cho trận đấu? Câu trả lời rất đơn giản: Họ ở trong phòng khách sạn, còn làm gì thì không phải ai cũng biết.

Trọng tài, tiêu cực, V-League

Các trọng tài Việt sống trong môi trường dễ sa ngã

Theo lời kể của một cựu trọng tài đã giải nghệ vài năm trước, các vua sân cỏ đồng nghiệp ở trong phòng để...họp hành. Đó là từ "lóng" cho chuyện bài bạc trong giới.

Những trận thi đấu với chính...đồng nghiệp ở khách sạn đôi khi kéo dài và khá căng thẳng với những ván bài có số tiền khá lớn. Thông thường từ vài trăm đến cả triệu bạc một ván.

"Đánh lớn như thế, nên chuyện thua vài chục triệu đồng - tức gấp vài lần số tiền nhận được cho thù lao làm nhiệm vụ là quá bình thường. "Tất nhiên, không phải ai cũng mê bài bạc nhưng cũng chẳng phải ít đâu.

Thậm chí, đôi khi có cả sự tham gia từ các giám sát nữa. Và ván bài cũng tùy theo khả năng tài chính, hay cấp bậc của giải đấu. V-League sẽ đánh khác, hạng Nhất sẽ khác..." cựu trọng tài xin giấu tên chia sẻ.

Có những tổ chơi lớn, cũng như mê đến nỗi đánh một mạch cả ngày cho tới tận sáng sớm hôm sau trước khi đi họp kỹ thuật, rồi mới chịu về ngủ và chiều ra sân làm nhiệm vụ cũng không phải chuyện lạ.

đến góc khuất của những tiếng còi

Khi được hỏi với số tiền 6 triệu đồng cho trọng tài chính, và 4 cho trợ lý cộng thêm các khoản lặt vặt khác như tiền ăn, khách sạn (trước khi VPF lo phần này, mỗi trọng tài được khoán 550 ngàn/ngày)...liệu tiền đâu để chơi bài lớn như thế, cựu trọng tài lấp lửng: Khó nói lắm.

Tuy nhiên, dù không nói ra nhưng ai cũng biết những mối quan hệ khá lòng vòng của giới trọng tài với các đội bóng như thế nào. Và chắc chắn không phải ai cũng từ chối những món quà tình cảm dành cho mình mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ.

Trọng tài, tiêu cực, V-League

Trọng tài Lương Trung Việt (thứ 3 từ trái qua) từng phải ra tòa vì không giữ được mình

Bây giờ, nói chuyện các trọng tài nhận phong bì trực tiếp là "xưa như Diễm" khi thậm chí người ta còn chẳng bao giờ thấy các vua quan hệ gì với các đội bóng khi tiền khách sạn BTC đã lo, ăn uống cũng có chế độ...

Nhưng dù khá minh bạch trong những mối quan hệ, hay đôi khi không quen biết đừng tưởng không có gì. Bởi nếu thế, đã chẳng bao giờ có những trường hợp trọng tài Việt rơi vào vòng lao lý, hoặc bị tố nhận tiền từ đội A, đội B cả.

Và như đã từng đề cập, giới trọng tài có dây của mình, đồng thời luôn có 1 "đại ca" đứng sau để giải quyết mọi vấn đề "chế độ cảm ơn" sau mỗi trận đấu mà mình vừa cầm còi.

Tất nhiên, không phải toàn bộ các vua sân cỏ Việt Nam đều rơi vào "mạng nhện" như thế khi vẫn có rất nhiều trọng tài đứng ngoài và được coi "dị nhân" của giới.

Nhưng với cái nghề có cái quyền "sinh sát" trong các trận đấu như thế, đôi khi là không thể tránh khỏi những đề nghị khiếm nhã, nhưng lại kiếm tiền bất chính khá dễ dàng như thế.

"Thực tế trọng tài muốn sai cũng khó mà phát hiện ra, chỉ là đừng quá lộ hay quá non thôi. Một trận đấu có 90 phút thì muốn gì mà chẳng được.

Nếu muốn làm mờ ám thì ở giải hạng dưới như hạng Nhất là dễ vô cùng, khi mà các sân bóng máy quay không đủ để soi lại các tình huống, hoặc đôi khi chỉ chậm 1 bước chân thôi là giúp được đội này hay hại đội kia rồi...

Mặc dù thế, có nhiều trường hợp lãnh đạo muốn như thế này, như thế kia và trọng tài cũng chốt xong mọi thứ nhưng các cầu thủ không đá, hoặc xìu thì cũng bó tay" cựu vua sân cỏ giấu tên cho hay.

Và cũng chính bởi dễ dàng điều khiển tiếng còi của mình bằng nhiều mánh - hay thậm chí từ kinh nghiệm mà ra, những trọng tài biến chất không thiếu gì các mối quan hệ để kiếm thêm, ngoài nguồn thu nhập chính có trong quy định.

Đồng thời, với một nền bóng đá nhập nhằng cũng như có hàng tá chuyện mờ ám phía sau mỗi trận cầu nên chuyện một số trọng tài sa ngã vì tiền cũng là điều dễ hiểu.

Không sa ngã thì lấy tiền đâu để...họp hành, hay "cứng" mãi được không khi xung quanh, môi trường mà mình làm việc vốn chẳng sạch sẽ gì như thế.

Thành thử ra, trọng tài sa ngã hay không có khi cũng hơi khó trách - môi trường nào thì sản sinh ra con người như thế thôi!


Theo Tuệ Anh
VietNamNet


trọng tài


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.