- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự đáng sợ của võ Bình Định
Không chỉ rất mạnh ở khả năng thực chiến, những màn biểu diễn công phá gạch đá, nằm trên mảnh chai hay đập đá trên người…
Không chỉ rất mạnh ở khả năng thực chiến, những màn biểu diễn công phá gạch đá, nằm trên mảnh chai hay đập đá trên người… là “dễ như ăn kẹo” với các cao thủ võ Bình Định.
Nhắc đến võ cổ truyền Việt Nam, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới võ Bình Định. Vậy môn phái nổi danh này lợi hại nhất ở những điểm nào?
Kỹ thuật siêu đa dạng
Xuất phát từ mục đích đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nghĩa quân Tây Sơn, võ Bình Định luôn có tính thực chiến rất cao đặc biệt là sự hiệu quả so với thể trạng nhỏ bé nhưng rất linh hoạt của người Việt.
Võ Bình Định có một hệ thống đòn thế, quyền cước rất phức tạp.
Qua thời gian những đòn thế này được tổng hợp thành các bài quyền điển hình của võ thuật cổ truyền Việt Nam như Ngọc trản quyền, Lão mai quyền, Hùng kê quyền, Siêu bát quái, Roi tấn nhứt, Roi ngũ môn…
Võ Bình Định có tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, được kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân).
Môn võ này chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc khi áp dụng học thuyết âm - dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản.
"Song thủ ngũ hành vi bản", "Lưỡng túc bát bộ vi căn" là cơ sở võ lý cho luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ cổ truyền Bình Định.
Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công.
Võ Bình Định bao gồm luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần.
Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền.
Trong đó võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu.
Bình Định Gia – một hệ phái của võ Bình Định đã phát triển những công phu chiến đấu thành hai bộ chân tấn và cùi chỏ (trong phái gọi là cút).
Các công phu cơ bản được sắp xếp thành những bài quyền ngắn và dễ hiểu, nhưng rất hiệu quả, như Trung bình tấn cút, Đinh tấn cút, Pháp cước, Ngũ hành quyền, Tứ tượng.
Nội công thượng thừa
Cùng với những công phu phản xạ, chân lực, nhãn pháp, tịnh tâm pháp thì nội công chính là một trong những kỹ thuật nâng cao của võ Bình Định.
Nhắc tới võ Bình Định không thể bỏ qua kỹ thuật nội công. Hệ thống mà nhiều người nhầm lẫn với khí công hoặc ngạnh công. Thật ra môn nội công khác với môn khí công dù vẫn cùng trong lĩnh vực kỹ thuật hô hấp.
Trong đó, việc luyện nội công được coi là khó nhất. Nội công võ Bình Định hướng tới luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư.
Nói nôm na, nội công võ Bình Định là những kỹ thuật kiểm soát và rèn luyện nội lực, để nhiếp tâm tĩnh tọa, không chỉ giúp đạt sức mạnh của thể chất mà còn giúp tu tâm dưỡng tính.
Hệ thống này đòi hỏi người tập phải có trình độ cao và phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, gian khổ.
Với những kỹ năng nội công, khí công thượng thừa, các võ sư Bình Định có thể thực hiện màn biểu diễn đòi hỏi trình độ cao như:
Lưng trần nằm trên mảnh thủy tinh cho xe tải lăn qua; đâm giáo nhọn vào yết hầu; tấn vững để đá trên gáy dùng búa đập vỡ hay đứng từ trên cao khoảng hai mét chân trần nhảy vào đống mảnh thủy tinh vỡ…
Các đệ tử võ Bình Định cũng có khả năng phi thân (hay còn gọi là khinh công) rất điêu luyện, như chạy trên chiếc chiếu trải trên mặt nước với quãng đường hàng trăm mét.
Tuyệt kỹ binh khí
Hiếm có môn võ nào sử dụng binh khí một cách đa dạng như võ Bình Định.
Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định bao gồm dài và ngắn.
Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều "phách roi" độc đáo chỉ có ở võ cổ truyền Bình Định:
"Đâm so đũa", "Đá văn roi", "Phá vây", "Roi đánh nghịch"... Đây là những vũ khí rất hiệu quả để chống giặc khi xưa.
Bình Định có "Bài kiếm 12" nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ
Nó được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở một số địa phương.
Võ Bình Định còn gồm các loại độc khí, ám khí như Ô giang thiết địch, tiêu dây, tiêu đũa, tiêu sao… ngày càng được nghiên cứu phát huy hết công năng khi xung trận.
Tuy nhiên, những công phu tuyệt luân ấy chỉ được truyền dạy trong nội tộc để bảo lưu, gìn giữ như một món gia bảo mà không được truyền bá ra cho người bên ngoài.
Những bài quyền “huyền thoại”
Bên cạnh bài Ngọc trản quyền rất nổi tiếng, được nhiều võ sĩ biết đến cũng như tập luyện, võ Bình Định còn có nhiều bài quyền khác rất đặc sắc.
Trong đó có thể kể tới bài Hùng kê quyền, đỉnh cao võ thuật cổ truyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi.
Bài quyền này tương truyền do danh tướng Nguyễn Lữ sáng tạo ra và được truyền lại tới ngày nay.
Bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà.
Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu...
Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo.
Điều đó hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.
Theo một số tái liệu, trong võ Bình Định còn có bài quyền Ba chân hổ, một tuyệt kỹ bí hiểm có tính sát thương vô cùng lớn.
Tuy nhiên nó đòi hỏi một sự khổ công rèn luyện nhưng đến nay dường như đã bị thất truyền.
Lão võ sư Hà Trọng Ngự - người từng tập luyện tuyệt kỹ này có lần cho biết, để luyện thành công, đòi hỏi nền tảng võ học vững chắc.
Các phương pháp tập luyện tuyệt kỹ cũng vô cùng phức tạp đòi hỏi phải rất kiên trì mới luyện thành.
Để nắm được bài quyền này, võ sinh phải luyện thành 5 pháp khác nhau bao gồm: thân pháp, tấn pháp, thủ pháp, cước pháp, nhãn pháp và cuối cùng là thần sắc.
Một trong những pháp khó luyện nhất là thủ pháp.
Theo đó, để có được bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như vuốt mãnh hổ, người tập phải dùng tay không xúc vào đá nhỏ liên tục cho đến khi bàn tay xơ tước, rướm máu rồi mới ngâm tay vào thuốc võ bí truyền.
Tiếp tục luyện như vậy cho đến khi da và các đầu ngón tay không còn cảm giác đau đớn nữa lại thay đá bằng sạn và đá loại lớn hơn.
Hỗn hợp đá và sạn trên sẽ được trộn với thuốc đổ vào chảo được đặt trên lửa đỏ.
Người tập phải dùng tay liên tục đảo hỗn hợp trên trong lửa đỏ cho đến khi tay nóng không chịu được mới rút ra ngâm vào thuốc. Cứ thế cho đến khi chịu được mức nhiệt cao nhất.
Để có được hổ trảo uy lực, ngoài việc cần có bàn tay cứng chắc, người luyện còn phải dùng năm đầu ngón tay bấu, chụp vào các vật cứng từ nhẹ đến mạnh để luyện lực kéo, xé, bóp …
Hay để có thân pháp như một “chúa sơn lâm”, võ sinh phải tập nhảy khỏi hố sâu với chân trần, chân mang chì hoặc sắt…
Theo Trí thức trẻ
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020HLV Chu Đình Nghiêm của Hà Nội FC cho biết sẽ bảo vệ Quang Hải sau sự cố bị hack facebook đáng tiếc.
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020Trong buổi talkshow trên fanpage CLB Hoàng Anh Gia Lai, tiền vệ Lương Xuân Trường đã chia sẻ điều khá bất ngờ về kinh nghiệm xuất ngoại. Theo đó, anh cho biết, ngoại ngữ không hề quyết định đến việc cầu thủ có thể thành công ở nước ngoài hay không.
-
Thể thao Việt Nam21/06/2020HLV Park Hang Seo tìm được lời giải bài toán không Trọng Hoàng trận Việt Nam đấu Malaysia ở vòng loại World Cup 2022, nhưng với Đoàn Văn Hậu thì còn lắm hóc búa...
-
Thể thao Việt Nam20/06/2020Công Phượng sẽ không còn phải lo lắng về chuyện tương lai trong mùa giải 2020 nữa.
-
Thể thao Việt Nam18/06/2020Không ai có thể tranh phần xuất sắc nhất với Công Phượng trong chiến thắng cực kỳ mãn nhãn của CLB TP.HCM, giúp đội nhà đè bẹp Viettel trên sân nhà.
-
Thể thao Việt Nam10/06/2020Thất bại của HAGL trước Hà Nội FC đã phô bày quá nhiều yếu kém của đội bóng phố Núi. Trong 90 phút ấy, hình ảnh thế hệ tài năng của lò đào tạo HAGL trở nên đáng thương đến tận cùng.
-
Thể thao Việt Nam09/06/2020Tiền đạo Công Phượng đã lần đầu tiên trở lại sân tập cùng CLB TPHCM sau 5 ngày nghỉ vì bận tham dự lễ đính hôn.
-
Thể thao Việt Nam08/06/2020Trong ngày dự khán trận đấu giữa Hải Phòng và CLB TP.HCM, HLV Park Hang-seo đã vô tình để lộ danh sách 11 cầu thủ đang được theo dõi đặc biệt.
-
Thể thao Việt Nam07/06/2020HAGL lại thua ở Hàng Đẫy không mới, nhưng thất bại toàn diện trước Hà Nội như tối 6/6 thì HLV Park Hang Seo có lắm điều phải lo rồi...
-
Thể thao Việt Nam06/06/2020Một lần nữa, các CĐV bóng đá Nam Định quá khích lại khiến ban tổ chức đau đầu với những hành động không đáng có trong trận đấu với Viettel FC tối 5/6.
-
Thể thao Việt Nam06/06/2020Trên Fanpage chính thức của mình, tiền đạo quê Nghệ An đã có đôi lời tâm sự cùng fan sau chuyện cưới xin đột ngột.
-
Thể thao Việt Nam05/06/2020CLB TPHCM sẽ làm khách trước Hải Phòng vào chiều 5/6. Thầy trò HLV Chung Hae-seong muốn một chiến thắng vừa để củng cố ngôi đầu bảng, vừa như một món quà dành tặng tiền đạo Công Phượng mới đính hôn không lâu.
-
Thể thao Việt Nam03/06/2020Nguyễn Trọng Hoàng đã gặp phải chấn thương trong trận Viettel đối đầu An Giang ở vòng 1/8 Cúp quốc gia 2020 diễn ra vào ngày 30/5.
-
Thể thao Việt Nam02/06/2020Cần có câu lạc bộ V.League đứng ra giải cứu Đặng Văn Lâm trước khi anh đánh mất phong độ vì "mắc kẹt" quá lâu ở Muangthong United.