U23 Việt Nam loạn vì... nói quá nhiều

Việc giao tiếp hay truyền đạt thông tin khi thi đấu ít nhiều cũng cho thấy trạng thái của U23 Việt Nam lúc này như thế nào.

Việc giao tiếp hay truyền đạt thông tin khi thi đấu ít nhiều cũng cho thấy trạng thái của U23 Việt Nam lúc này như thế nào.

Nếu có một danh hiệu kiểu “Cầu thủ nói nhiều nhất” ở trận U23 Việt Nam đá tập với JFL Selection chiều 14/12, thì danh hiệu đó chắc chắn sẽ được trao cho thủ môn Minh Hoàng.

Trong suốt trận đấu, thủ thành thuộc biên chế CLB Huế, lần đầu được gọi tập trung và cũng là lần đầu tiên đứng trước khung gỗ U23 Việt Nam, liên tục hò hét, thúc giục đồng đội.

Những câu cửa miệng của Minh Hoàng là nhắc nhở về vị trí của các hậu vệ, hoặc hướng dẫn họ phải xử lý bóng như thế nào cho phù hợp.

Thậm chí, sự chỉ đạo của Minh Hoàng còn vươn lên cả hàng tiền vệ và tiền đạo khiến cho anh rất giống với một HLV đang đứng trong sân.

Và trong một khoảnh khắc vẫn mải mê hò hét như thế, thủ môn của U23 Việt Nam đã phải vào lưới nhặt bóng khi trận đấu trôi gần đến những phút cuối cùng.

Nếu tập trung hơn, Minh Hoàng hoàn toàn có thể làm tốt hơn thế trong tình huống bay người cản phá cú sút xa của đối thủ.

Thủ môn Minh Hoàng phải vào lưới nhặt bóng khi đang mải mê chỉ huy hàng phòng ngự U23 Việt Nam.

Thủ môn Minh Hoàng phải vào lưới nhặt bóng khi đang mải mê "chỉ huy" hàng phòng ngự U23 Việt Nam.

Không hiểu có phải sau trận “lượt đi” (thua JFL Selection 0-4), HLV Miura bày tỏ sự không hài lòng về việc các học trò của ông ít liên lạc trên sân, nên trong trận tái đấu, họ bỗng trở nên “hoạt ngôn” hơn hẳn.

Ở đó, thủ môn Minh Hoàng chỉ là ví dụ điển hình, còn hầu hết cầu thủ của U23 Việt Nam dường như ai cũng tranh thủ để hô hào đồng đội.

Liệu có thể xem đó là dấu hiệu của một sự giao tiếp tích cực hơn khi thi đấu, như mong muốn của HLV Miura?

Mỗi hiệp, nhà cầm quân người Nhật trao quyền mang băng đội trưởng lần lượt cho trung vệ Tiến Dũng và tiền vệ Hữu Dũng.

Và cũng tương tự như thủ quân tạm thời Mạnh Hùng ở trận “lượt đi”, vai trò của cả Tiến Dũng lẫn Hữu Dũng chiều 14/12 đều không nổi trội hẳn lên với ý nghĩa cánh chim đầu đàn.

Thậm chí, trong nhiều thời điểm, các cầu thủ mang băng đội trưởng của U23 Việt Nam còn bị “chìm” xuống bởi vô số những lời hò hét xung quanh ngay bên phần sân nhà.

Đó là sự khác biệt so với tác phong của JFL Selection bên phần sân đối diện, khi các cầu thủ bán chuyên Nhật Bản chỉ gọi nhau để chuyền bóng, chứ không chỉ đạo nhau phải đá như thế nào.

Hoặc nếu có thì đó là nhiệm vụ của thủ quân Junnosuke, song đội trưởng của JFL Selection cũng không thường xuyên gào thét đến khản cả cổ trong từng pha bóng như thủ môn Minh Hoàng.

U23 Việt Nam lần thứ 2 bại trận trước ĐT bán chuyên Nhật Bản và còn vô số vấn đề cần phải khắc phục.

U23 Việt Nam lần thứ 2 bại trận trước ĐT bán chuyên Nhật Bản và còn vô số vấn đề cần phải khắc phục.

Hai trận đấu, 3 cầu thủ lần lượt đeo băng đội trưởng, sự thật là HLV Miura vẫn chưa chọn ra được ai sẽ đóng vai trò thủ lĩnh ở đội bóng của ông.

Trong cuộc trao đổi mới đây cùng phóng viên về vấn đề này, HLV Trương Việt Hoàng dùng kinh nghiệm từ thời còn là cầu thủ để đưa ra nhận xét, việc không có một thủ lĩnh đúng nghĩa sẽ khiến U23 Việt Nam đối diện nguy cơ "quân hồi vô phèng".

Ở trận “lượt đi” với JFL Selection, U23 Việt Nam bị chê vì cầu thủ nói quá ít và không có ai đủ tầm để hô hào trên sân.

Đến trận “lượt về” thì học trò của HLV Miura ai cũng nói và cuối cùng không biết nghe theo ai cả. Rõ ràng, việc thiếu một thủ lĩnh đang ảnh hưởng không nhỏ tới lối chơi của U23 Việt Nam.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.